Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?

Trứng từng gây nhiều tranh cãi do chứa hàm lượng cholesterol cao, được cho là có thể ảnh hưởng đến tim mạch và chỉ số mỡ máu.

Trứng là thực phẩm cung cấp đạm, vitamin D rẻ tiền. Ảnh: Freepik.

Trứng là nguồn cung cấp đạm quen thuộc và giá rẻ, nhưng từng nhiều lần gây tranh cãi về mặt dinh dưỡng. Loại thực phẩm này trước đây bị cho là không tốt cho mỡ máu do chứa nhiều cholesterol. Tuy nhiên, hiện nay, một số hướng dẫn dinh dưỡng đã có quan điểm cởi mở hơn, cho phép sử dụng trứng trong chế độ ăn cân bằng.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ thậm chí khuyến khích ăn 1-2 quả trứng mỗi ngày như một cách bổ sung đạm.

No và tràn đầy năng lượng hơn

Theo Eating Well, dù nhỏ gọn và rẻ tiền, mỗi quả trứng lại chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu. Phần lòng đỏ đặc biệt giàu vitamin B12, vitamin D và choline - các chất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Sự kết hợp giữa protein và chất béo có trong trứng sẽ khiến bạn no lâu hơn.

Thị lực có thể cải thiện

Lòng đỏ trứng chứa lutein và zeaxanthin - hai carotenoid quan trọng với sức khỏe đôi mắt. Chúng hỗ trợ quá trình phát triển thị lực và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Bên cạnh trứng, các loại rau lá xanh đậm cũng là nguồn lutein và zeaxanthin dồi dào.

Xương chắc khỏe hơn

Vitamin D đóng vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát huyết áp, tăng cường miễn dịch, cải thiện tinh thần và đặc biệt là bảo vệ xương, theo WebMD. Nó hỗ trợ hấp thu canxi trong ruột và duy trì mức canxi, phốt pho lý tưởng cho sự phát triển và tái tạo xương. Một quả trứng cung cấp khoảng 6% nhu cầu vitamin D mỗi ngày, đủ để giúp bạn có thêm một lý do ăn trứng thường xuyên.

Trái tim khỏe mạnh hơn

Trứng giàu dưỡng chất, trong đó có cholesterol - yếu tố thường khiến nhiều người lo ngại. Một quả trứng chứa khoảng 207 mg cholesterol, tương đương 69% lượng khuyến nghị mỗi ngày theo Hướng dẫn Dinh dưỡng Mỹ. Tuy nhiên, cholesterol trong thực phẩm không trực tiếp làm tăng cholesterol trong máu như nhiều người tưởng. Trên thực tế, tác động của cholesterol ăn vào đối với cholesterol máu là khá thấp.

Tổng quan năm 2020 của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, công bố trên tạp chí Circulation, cho thấy nhiều thực phẩm giàu cholesterol có liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch - chủ yếu do hàm lượng chất béo bão hòa đi kèm. Tuy nhiên, trứng và tôm được xem là ngoại lệ nhờ giá trị dinh dưỡng cao và hàm lượng chất béo bão hòa thấp.

Dù vậy, vấn đề cần lưu tâm là hiện nay chúng ta nạp lượng chất béo bão hòa vào quá nhiều, trong khi lại thiếu các chất béo tốt có lợi cho tim mạch. Các món chứa nhiều chất béo bão hòa thường đi kèm đường tinh luyện hoặc các thành phần không lành mạnh khác. Vì thế, nếu bạn đang ăn uống cân đối, bổ sung đạm từ thịt nạc, cá hoặc thực vật, thì một quả trứng mỗi ngày sẽ không ảnh hưởng đáng kể.

Ngoài ra, trứng còn chứa kali, folate và vitamin nhóm B. Đây đều là các dưỡng chất tốt cho tim. Một số nghiên cứu còn cho thấy ăn 1-2 quả trứng mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Như mọi thực phẩm, điều quan trọng là ăn với mức độ vừa phải.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.

Vì sao trẻ ăn nhiều rau, uống đủ nước nhưng vẫn táo bón?

Dù ăn nhiều rau và uống đủ nước, trẻ vẫn bị táo bón do thói quen nhịn đi vệ sinh kéo dài, bắt nguồn từ tâm lý sợ hãi và môi trường chưa phù hợp.

'Thánh nhậu' trách bác sĩ 'chú cứ dọa anh' để rồi phải đi cấp cứu

Nam bệnh nhân thường xuyên ăn nhậu bị tăng mỡ máu được tư vấn nhập viện nhưng từ chối và cho rằng bác sĩ dọa. Kết quả, vài tháng sau cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Viêm gan E là bệnh gì?

Virus viêm gan E lây truyền qua đường tiêu hóa, thường là do ăn hoặc uống thực phẩm và nước bị ô nhiễm.

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm