Nhiều nhà tuyển dụng từng chứng kiến những sai lầm ngớ ngẩn về trang phục của ứng viên. Ảnh minh họa: WSJ. |
Trong cuộc đua tìm việc, "ấn tượng ban đầu" với các nhà tuyển dụng rất quan trọng. Việc ăn mặc chỉn chu, lịch sự không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp, mà còn là tôn trọng HR và doanh nghiệp.
Song không phải ai cũng nhận ra giá trị từ việc chọn lựa trang phục trước khi tham gia phỏng vấn.
The Wall Street Journal đã phỏng vấn 4 chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự và lắng nghe họ chia sẻ về những tình huống “dở khóc dở cười" của các ứng viên khi đi phỏng vấn.
Mặc những chiếc áo khoác thông dụng, xuề xòa khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Ảnh minh họa: Universalstore |
Áo khoác 'Viagra'
Al Polson, The Colonial Group
Tôi vừa giới thiệu một ứng viên cho vị trí quản lý bảo trì tại một công ty sản xuất thực phẩm lớn.
Trong một cuộc họp trưa tình cờ, tôi có hẹn ăn trưa cùng giám đốc nhân sự của công ty này, cũng đúng vào ngày họ phỏng vấn ứng viên mà tôi đề cử.
Trong lúc chúng tôi đang dùng bữa trưa, giám đốc nhân sự nhận được một cuộc gọi trên điện thoại di động. Tôi vô tình nghe được cô ấy trò chuyện với người kia bên kia đầu dây.
"Cái gì cơ? Anh ấy đang mặc đồ gì?", cô hốt hoảng.
Linh cảm tôi cho rằng đang có điều gì không tốt xảy ra và chắc chắn là về ứng viên của tôi.
"Anh sẽ không tin được anh chàng này mặc gì trong buổi phỏng vấn đâu", cô ấy kết thúc cuộc điện thoại và nói.
Giám đốc nhân sự cho biết ứng viên xuất hiện tại buổi phỏng vấn và mặc một chiếc áo khoác đua Nascar với tên của nhà tài trợ Viagra rất to trên áo. Rõ ràng anh ấy là một fan của Nascar và tự hào về điều đó.
Tôi hoàn toàn bất ngờ. Trước đó, tôi đã dành 30 phút để hướng dẫn anh chàng này về lựa chọn trang phục phù hợp. Tôi đành hứa với giám đốc nhân sự rằng nếu công ty còn cơ hội khác, chắc chắn ứng viên sẽ mặc một bộ vest chỉn chu đến.
Trên đường về, tôi gọi cho cậu ấy và anh ta chỉ đáp lại rằng mình không có bộ vest nào. Tôi khuyên người đàn ông nên mua một bộ vest tử tế để sử dụng trong những dịp thế này.
Mặc trang phục nhằm thể hiện sở thích nhưng không khéo léo cũng là điểm trừ. Ảnh minh họa: Vogue. |
Váy áo thời Nữ hoàng Elizabeth I
Jonathan Schiff, Fairleigh Dickinson University
Nhiều năm trước, tôi làm tư vấn cho một tổ chức hội viên chuyên nghiệp ở New Jersey (Mỹ) và đang lựa chọn các ứng viên cho vị trí trợ lý điều hành.
Trong số những ứng viên, có một cô gái mới tốt nghiệp Đại học Harvard với một hồ sơ đẹp.
Ngày phỏng vấn, cô ấy xuất hiện trước mặt tôi như một bức tranh sống động của thời đại Elizabeth ở Anh thế kỷ 16.
Trong tình huống đó, tôi cảm thấy khá bối rối. Tuy nhiên, tôi quyết định không để cho cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến quy trình phỏng vấn, thay vào đó tập trung vào đánh giá khả năng và độ chuyên nghiệp của ứng viên đối với vị trí công việc.
Người phụ nữ tỏ ra rất quan tâm đến công việc và giải thích rằng lý do ăn mặc như vậy là để làm cho mọi người biết rằng niềm đam mê thực sự đầu tiên của mình là sân khấu. Tôi nghĩ rằng tủ quần áo của cô gái có nhiều bộ trang phục như vậy.
Tôi thấy rất thú vị khi ứng viên muốn chia sẻ điều quan trọng nhất đối với họ. Tuy nhiên, tôi cho rằng họ nên diễn đạt đam mê cá nhân một cách tinh tế, khéo léo.
Nếu cô ấy được tuyển và tiếp tục làm việc với phong cách này, quá trình công tác có thể sẽ xuất hiện nhiều vấn đề. Do đó, tôi đã quyết định không đề xuất người phụ nữ cho vị trí công việc đó.
Những lỗi sai cơ bản trên trang phục khiến bạn kém chuyên nghiệp. Ảnh minh họa: ELLE Man. |
Thắt cà vạt sai cách
Phil Muldoon, Hirewell
Trường hợp của tôi là một ứng viên phỏng vấn cho vị trí phát triển kinh doanh tại một nhà bán lẻ lớn ở thành phố Atlanta (bang Georgie, Mỹ).
Trước đại dịch, chúng tôi thường trực tiếp chuẩn bị cho ứng viên trước buổi phỏng vấn, đảm bảo rằng họ đã in sẵn tờ lý lịch, cũng như đảm bảo mọi thứ cần thiết cho buổi gặp mặt.
Một lần, đồng nghiệp của tôi hỗ trợ ứng viên trước buổi phỏng vấn vì tôi có lịch trình riêng vào đúng hôm đó.
Tuy nhiên, chỉ vài phút trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ đồng nghiệp.
“Ứng viên này vừa xuất hiện với một chiếc cà vạt thắt sai", anh nói.
Đồng nghiệp của tôi đã phải thắt lại cà vạt cho ứng viên này, giúp anh chàng có thể tự tin bước vào buổi phỏng vấn với một chiếc cà vạt bình thường.
Và tin hay không thì tùy, cuối cùng anh ấy đã nhận được công việc. Đôi khi bạn phải cứu ứng viên khỏi những tình huống do chính họ tạo ra.
Tự tay may, sửa trang phục đi phỏng vấn của bạn không phải là ý kiến hay. Ảnh minh họa: Michael Burrows/Pexels. |
Đóng ghim đáy quần
Anthony Fanzo, The Bachrach Group
Có một ứng viên mà chúng tôi thậm chí không muốn gửi đi phỏng vấn. Anh ấy không điều chỉnh bộ vest của mình cho vừa vặn. Thay vào đó, người đàn ông này chỉ đóng ghim ở đáy quần vest.
Để nói rõ hơn, ứng viên này tự "tân trang" trang phục của mình.
Điều này trở thành một vấn đề lớn với một doanh nghiệp có những yêu cầu và quy định trang phục. Chúng tôi nhận ra rằng nếu gửi anh ấy đi phỏng vấn, họ sẽ không hài lòng.
Chúng tôi vẫn tiếp tục hợp tác với ứng viên đó và đã có một cuộc trò chuyện với anh ấy. Tuy nhiên, điều mà tôi tự hỏi rằng trong trang phục đã mắc lỗi như vậy, thì liệu họ có thể không mắc sai lầm khác trong công việc không?
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.