Nhiều bà mẹ cảm thấy áp lực từ chính những người trong gia đình. Ảnh: Valeria Ushakova/Pexels. |
Theo khảo sát 14.000 người được công bố ngày 5/7 của tổ chức hoạt động vì lợi ích của phụ nữ Club de Malasmadres, cứ 10 người thì có 7 người cảm thấy tội lỗi vì không hoàn hảo, El País đưa tin.
“Giờ đây, xã hội luôn đặt nhiều kỳ vọng vào các bà mẹ: sự nghiệp thành công, có cống hiến cho xã hội, luôn vui vẻ và tích cực, biết tự chăm sóc mình, chơi thể thao. Vậy ai sẽ là người chăm sóc cho họ?”, Laura Baena, nhà sáng lập tổ chức hoạt động vì lợi ích của phụ nữ Club de Malasmadres, chia sẻ.
8/10 tiết lộ chính gia đình là những người tạo áp lực với họ. Ngay cả việc nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bột cũng khiến họ bị đánh giá.
“Thực tế, quá trình mang bầu và sinh con là thời điểm phơi bày mọi phán xét của xã hội. Mọi người thậm chí công khai tranh luận việc cho con uống sữa mẹ hay bú bình, sau đó chê bai khả năng làm mẹ của người phụ nữ”, bà mẹ 3 con Baena bày tỏ.
“Đáng lẽ nhà là nơi chúng tôi được động viên, san sẻ nhiều nhất, thì lại tạo ra nhiều mệt mỏi cho hơn cả”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra những người mẹ hình mẫu trên mạng xã hội cũng tác động nặng nề đến nữ giới.
“Họ buồn bã và dằn vặt vì sự cách biệt với các mẹ bỉm được Internet lý tưởng hóa. Phái nữ cần phải gạt bỏ suy nghĩ hạ thấp, tự ti, cho rằng mình kém cỏi”, cô nói thêm.
Laura Baena cho biết áp lực trở thành bà mẹ hoàn hảo là tình trạng phổ biến. |
Baena cho biết trước đây, sau khi sinh con, phụ nữ luôn gắn liền với khuôn mẫu sẵn sàng hy sinh cuộc sống, niềm vui và thời gian của chính mình. Hiện tại, họ càng thêm áp lực khi phải trở thành “nữ siêu nhân” có thể quán xuyến tất cả.
Các bà mẹ luôn phải gồng mình làm mọi việc, dù ở nhà hay ngoài xã hội, khối lượng công việc dường như vẫn luôn không đủ. Tuy nhiên, họ cũng không dám thừa nhận hay lên tiếng vì lo ngại bị đánh giá.
Sau sinh, 6/10 cảm thấy quá tải, chủ yếu do gánh nặng tinh thần phải đảm đương nhiều công việc và sự thiếu thốn thời gian.
Trong đó, 65% mệt mỏi với các công việc bếp núc, nhà cửa, chăm sóc gia đình. Khoảng 54% cảm thấy tồi tệ vì khi đi làm, họ buộc phải rút ngắn thời gian bên con.
“Phụ nữ đang đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu thốn sự san sẻ, giúp đỡ của nam giới và các chính sách hỗ trợ thai sản cho lao động nữ. Bên cạnh việc xã hội phải thay đổi cách nhìn nhận, phái nữ cũng cần tự giải thoát chính mình khỏi những quy tắc áp đặt”, cô nói thêm.
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.