Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Áp lực từ con số - những gánh nặng khó gọi tên trên vai người trẻ

Trước áp lực từ những con số do xã hội đo đếm, người trẻ cần làm gì để vượt qua và lấy lại cân bằng?

Bước vào đời với kỳ vọng “phải thành công” đặt nặng trên vai, người trẻ bị bủa vây bởi vô vàn con số được đong-đo-đếm bằng thứ hạng trong học tập, vị trí trong công ty, mức lương mỗi tháng, tuổi nào thì mua được nhà…

Mỗi ngày, tất cả đều mải miết chạy theo những thước đo, chuẩn mực do xã hội đề ra. Họ dường như bỏ quên chính mình, lơ là chăm chút sức khỏe, giữ chặt cảm xúc trong lòng; dành toàn tâm, toàn sức định nghĩa thành công.

Áp lực từ những con số vô hình

2h sáng, Thành Tâm (học sinh lớp 11, TP.HCM) rửa lại mặt bằng nước lạnh để tỉnh táo, tiếp tục ôn luyện cho kỳ thi quan trọng nhất trong đời. Bố mẹ kỳ vọng Thành Tâm đậu vào trường Y top đầu của thành phố, và sẽ vui hơn nếu điểm số đạt được cao nhất lớp, hơn nữa là thủ khoa. Để bố mẹ không thất vọng, mỗi ngày cậu học sinh lớp 11 chỉ ngủ 4 tiếng, hầu hết thời gian dành cho sách vở và những công thức.

Thành Tâm có một điều chưa bao giờ chia sẻ với bố mẹ: “Con ước mơ trở thành một nhiếp ảnh gia”. Đạt thành tích tốt ở bộ môn khoa học, nhưng với tính cách lãng mạn, cậu không thích nghề nghiệp đòi hỏi sự chính xác cao như bác sĩ, mà mong muốn theo đuổi công việc có tính nghệ thuật. Để đạt được “những con số” như bố mẹ mong đợi, cậu tạm gác lại ước mơ của mình.

Dau lanh tim nong anh 1

Bủa vây quanh người trẻ là áp lực từ những con số do gia đình, xã hội đặt kỳ vọng.

22h, Thanh An (27 tuổi, Hà Nội) vẫn gõ phím lạch cạch tại công ty để hoàn thành nốt báo cáo trước deadline 8h sáng hôm sau. Cô nỗ lực hết sức để vào top 5 nhân viên xuất sắc của tháng, dành dụm số tiền 10 con số từ lương vào cuối năm, thăng chức cho năm tới và có thể mua nhà Hà Nội trước 30 tuổi. Nhà chỉ cách thủ đô 70 km, nhưng đã hơn 6 tháng, cô gái trẻ chưa có một bữa cơm gia đình đúng nghĩa.

Giống như Thành Tâm và Thanh An, nhiều người ở độ tuổi đẹp nhất của đời người chấp nhận vùi mình trong kỳ vọng từ gia đình, xã hội như lẽ thường tình. Phần lớn bị cuốn vào vòng xoáy của những con số được đo đếm bằng thứ hạng học tập so với bạn bè, doanh số kiếm được so với đồng nghiệp, mức lương có bằng con hàng xóm, tuổi nào mới mua được nhà, hay thậm chí là số đo vóc dáng chuẩn như một cô hot girl xa lạ nào đó.

Người trẻ cần làm gì?

Thực tế, những con số giúp người trẻ đặt ra mục tiêu, kế hoạch rõ ràng hơn, dễ dàng tập trung nỗ lực để đạt được. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa họ sẽ gánh trên vai nhiều áp lực hơn, dễ mất cân bằng trong cuộc sống. Tệ hơn, nếu rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn, người trẻ khó tiếp tục hoàn thành công việc, học tập và đạt được được thành công như mong đợi.

“Làm sao để có thể thành công trong xã hội nơi mọi thứ diễn ra quá nhanh, mà không bị rơi vào trạng thái mất cân bằng?”. Đây là câu hỏi khiến không ít người trẻ đặt ra khi đang loay hoay tìm lối thoát trước áp lực từ những chuẩn mực của xã hội và kỳ vọng từ gia đình.

Trước đây, trong chương trình Trường Teen, Tóc Tiên và Hương Giang đã có phần tranh luận gay cấn xoay quanh chủ đề tương tự - “Nên hay không chôn giấu cảm xúc để đạt được thành công trong sự nghiệp”.

Dau lanh tim nong anh 2

Áp lực dễ khiến người trẻ rơi vào trạng thái mất cân bằng.

Theo Hương Giang, người trẻ cần một trái tim nóng để mạnh dạn bộc lộ cảm xúc, dám sống với đam mê và theo đuổi ước mơ của mình. Với cô, thành công không phải là những con số theo tiêu chuẩn xã hội, mà là hành trình của cảm xúc, xen lẫn cả buồn và vui. Trong khi đó, Tóc Tiên lại cho rằng: “Sống dưới rất nhiều kỳ vọng từ gia đình và xã hội, mỗi người dường như quên đi mình là ai và điều gì mới đem lại hạnh phúc. Một cái đầu lạnh sẽ giúp chúng ta không đánh mất bản thân”.

Dau lanh tim nong anh 3

Theo Tóc Tiên, người trẻ cần cả cái đầu lạnh và trái tim nóng để vượt qua áp lực và đạt được thành công.

Đến từ hai lập trường trái ngược nhau, nhưng phần đối đáp của Hương Giang và Tóc Tiên đều có điểm chung là khuyến khích người trẻ mạnh dạn đối mặt và vượt qua áp lực con số do gia đình, xã hội đặt ra. Để làm được điều này và đạt được thành công, hai ca sĩ thống nhất, người trẻ cần cả hai yếu tố là một cái đầu lạnh và một trái tim nóng.

Vậy làm sao để người trẻ có thể giữ một trái tim nóng để luôn nhiệt huyết với đam mê và một cái đầu lạnh để chinh phục thành công mà không đánh mất bản thân như những gì Hương Giang và Tóc Tiên chia sẻ? Câu trả lời được Tóc Tiên giải đáp trong video vừa ra mắt hợp tác cùng nhãn hàng Clear. Độc giả xem video tại đây.

“Đầu lạnh tim nóng” là chiến dịch được thực hiện bởi nhãn hàng Clear, nhằm cổ vũ tinh thần và tiếp thêm động lực cho các bạn trẻ khi đối diện với khó khăn, những áp lực con số trong xã hội.

Trong đó, người trẻ cần đầu lạnh để vững vàng, tỉnh táo dám đối mặt với khó khăn, thử thách, và tim nóng giúp người trẻ bền bỉ, kiên trì, vững vàng theo đuổi đam mê.

Để hiểu rõ hơn thông điệp “Đầu lạnh tim nóng”, độc giả có thể xem qua playlist “Thử thách 14 ngày đầu lạnh tim nóng” tại kênh YouTube của Clear.

Giang Hoàng Lam

Bình luận

Bạn có thể quan tâm