Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Ba dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ nhập viện

Bé nhà tôi bị tay chân miệng đã 3 ngày, hết sốt, ăn uống tốt hơn nhưng tôi vẫn rất lo lắng. Xin hỏi khi con có dấu hiệu nào thì tôi cần cho nhập viện ngay.

Bé nhà tôi bị tay chân miệng đã 3 ngày, hết sốt, ăn uống tốt hơn nhưng tôi vẫn rất lo lắng. Xin hỏi khi con có dấu hiệu nào thì tôi cần cho nhập viện ngay.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội

Tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra, thường xảy ra ở lứa tuổi nhà trẻ. Trẻ bị tay chân miệng có các biểu hiện như sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông... Nếu không quan sát kỹ, bạn có thể nhầm lẫn với các bệnh phát ban hay thủy đậu.

Đến nay, chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị. Bệnh chủ yếu được điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị biến chứng nếu có.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm tại những cơ sở y tế nếu thấy xuất hiện một trong 3 triệu chứng dưới đây:

  • Quấy khóc liên tục kéo dài: Trẻ quấy khóc liên tục hoặc đêm cứ ngủ từ 15-20 phút lại dậy và quấy khóc. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
  • Sốt cao trên 39 độ C và kéo dài trên 48 giờ, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến các biến chứng.
  • Giật mình nhiều: Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.

Trẻ con đứa nào chẳng ốm

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, sốt khi tiêm phòng, gặp vấn đề tiêu hóa…

Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Tiêm phòng thủy đậu rồi vẫn mắc bệnh?

90% những người đã tiêm vaccine sẽ tránh hoàn toàn được căn bệnh này. 10% còn lại có thể bị mắc thủy đậu sau khi tiêm chủng.

Độc giả Minh Trang

Bạn có thể quan tâm