Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ba điều kiện để F0 ở TP.HCM được cách ly tại nhà

Trong gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ cao, F0 tại TP.HCM sẽ không được cách ly, điều trị Covid-19 tại nhà.

Quy định được nằm trong Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0 (phiên bản 1.6) được Sở Y tế TP.HCM cập nhật ngày 23/11.

Trong phiên bản cập nhật này, Sở Y tế TP.HCM quy định ra 3 điều kiện cụ thể đối với F0 (có xét nghiệm rRT-PCR hoặc test nhanh dương tính) để quyết định cách ly tại nhà. Các quy định này tập trung bảo vệ người có nguy cơ cao và điều kiện cởi mở hơn so với phiên bản trước đó.

F0 phải cách ly tập trung nếu gia đình có người cao tuổi

THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN CÁCH LY TẠI NHÀ ĐỐI VỚI F0 TẠI TP.HCM
Điều kiện cách ly Quy định ngày 27/8 (phiên bản 1.5) Quy định mới ngày 23/11 (phiên bản 1.6)
Điều kiện 1 Không triệu chứng hoặc triệu chứng ở mức độ nhẹ (không có suy hô hấp, SpO2 > 96% khi thở khí trời, nhịp thở ≤ 20 lần/phút). Không triệu chứng hoặc triệu chứng ở mức độ nhẹ (không có suy hô hấp, SpO2 > 96% khi thở khí trời, nhịp thở ≤ 20 lần/phút).

Độ tuổi 1-50, không có bệnh nền, không đang mang thai, không béo phì. Trường hợp không thỏa điều kiện này vẫn có thể xem xét cách ly tại nhà nếu có bệnh nền ổn định, bảo đảm tiêm đủ 2 mũi hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi đầu tiên.
Điều kiện 2 F0 có khả năng tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh...), biết cách đo thân nhiệt, tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ; có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giảm sát và khi có tình trạng cấp cứu. Trường hợp F0 là trẻ em hoặc người không tự chăm sóc cá nhân được thì cần phải có người hỗ trợ chăm sóc. F0 có khả năng tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh...), biết cách do thân nhiệt, tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ; có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giảm sát và khi có tình trạng cấp cứu. Trường hợp F0 là trẻ em hoặc người không tự chăm sóc cá nhân được thì cần phải có người hỗ trợ chăm sóc.
Điều kiện 3Điều kiện cơ sở vật chất: Phòng riêng, cửa sổ thoáng, nhà vệ sinh riêng, số điện thoại và bàn đựng thức ăn, thùng rác riêng...Trong gia đình không có người thuộc nhóm nguy cơ cao (cao tuổi, bệnh nền, béo phì, có thai).

Trao đổi với Zing, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho rằng quy định mới được đưa ra là phù hợp tình hình mới cũng như tốc độ lây nhiễm của chủng Delta.

"Quy định về điều kiện cơ sở vật chất trước đây của TP.HCM có phần lạc hậu và khắt khe, bởi chủng Delta đã lây thì thường lây cả nhà. Do đó, chúng ta cần tập trung bảo vệ người có nguy cơ cao, người cao tuổi, có bệnh nền để tránh diễn biến nặng", ông nói.

Ngưng cấp túi thuốc B

Theo quy định trước đó, túi thuốc B (thuốc kháng viêm corticoid và chống đông dạng uống) được chỉ định khi người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm thấy khó thở, nhịp thở > 20 lần/phút, SpO2, < 95%) nhưng chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hưởng dẫn, hỗ trợ.

Thời gian F0 tự uống không quá 3 ngày. Trong thời gian này, người bệnh tiếp tục liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ, tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ quyết định cho người bệnh dùng tiếp thuốc này cho đủ 7 ngày.

Tuy nhiên, theo quy định mới của Sở Y tế TP.HCM, trong vòng 24 giờ sau khi F0 được phát hiện, nhân viên y tế sẽ cấp ngay gói thuốc A nếu F0 không có triệu chứng hoặc cấp ngay gói A-C nếu F0 có triệu chứng nhẹ).

Nếu F0 tại nhà cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%) cần liên hệ ngay nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu chỉ định nhập viện sẽ cho người bệnh dùng một liều duy nhất thuốc B trước khi chuyển viện.

Tại họp báo chiều 22/11 về tình hình dịch bệnh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết túi thuốc B gồm kháng viêm corticoid (Dexamethasone, Prednisone, Methylprednisolone...) và thuốc kháng đông. Đây cũng không phải túi thuốc phát đại trà.

"Sở Y tế TP.HCM sẽ ban hành quy định về sử dụng thuốc B trong phiên bản cập nhật mới, trong đó rút bớt số lượng túi thuốc B và cho sử dụng khi người bệnh vào các cơ sở điều trị, theo phác đồ của Bộ Y tế", bà Mai nói.

BSCKI Phạm Hữu Tiến, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện quận Bình Thạnh (TP.HCM), thuốc kháng viêm corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch mạnh. Đối với 80% bệnh nhân là người trẻ, không béo phì, không bệnh nền thì không cần dùng corticoid.

Trường hợp F0 có diễn tiến nặng (có tổn thương phổi, khó thở, giảm nồng độ SpO2 trong máu) mới có chỉ định dùng. Việc sử dụng corticoid không đúng cách sẽ gây ức chế miễn dịch tự nhiên, nguy cơ tăng tải lượng virus và dương tính kéo dài.

Thuốc kháng đông trong gói thuốc B cũng chỉ sử dụng khi F0 cách ly tại nhà có dấu hiệu chuyển nặng (khó thở, SpO2 tụt < 95% và chưa liên hệ được y tế.

Đặc biệt, phụ nữ có thai, những người có tiền sử suy gan, suy thận, xuất huyết tiêu hóa hoặc đang dùng thuốc chống đông khác không tự ý sử dụng thêm kháng đông. Người bệnh không tự ý sử dụng kéo dài thuốc này.


F0 cách ly tại nhà ở TP.HCM có thể nhập viện điều trị không?

Tất cả bệnh viện ở TP.HCM đều có chức năng tiếp nhận F0, một số cơ sở y tế thành lập thêm khoa hoặc khu điều trị Covid-19 chuyên biệt.

Mối nguy hiểm khi sử dụng sai túi thuốc B điều trị Covid-19

Việc sử dụng corticoid trong túi thuốc B không đúng cách sẽ gây ức chế miễn dịch tự nhiên, tăng tải lượng virus và kéo dài thời gian dương tính.

Bích Huệ

Bạn có thể quan tâm