Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ba loại vaccine phụ nữ mang thai nên tiêm

Đối với phụ nữ mang thai, việc mắc một số bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ khi lên kế hoạch mang thai và đang mang thai có thể tiêm một số loại vaccine để ngừa mắc các bệnh truyền nhiễm gây hại đến thai kỳ. Ảnh: Shutterstock.

Trong các bệnh truyền nhiễm có thể mắc ở thời kỳ mang thai, một số bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi, dẫn tới khả năng thai lưu, sảy thai hoặc con sinh ra có dị dạng bẩm sinh.

Ngoài ra, đa số phụ nữ có thai là người trẻ tuổi, thường ở vào giai đoạn mà miễn dịch thu được nhờ các mũi tiêm cơ bản trước đó bắt đầu giảm đi hoặc đã suy giảm đáng kể. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân người mẹ và em bé.

Do đó, Bộ Y tế khuyến khích nhóm người này tiêm đầy đủ 3 loại vaccine bệnh truyền nhiễm sau.

Vaccine uốn ván, bạch hầu, ho gà vô bào giảm liều: Cần thực hiện liều tiêm nhắc để dự phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà cho phụ nữ bước vào thời kỳ sinh, trước khi có thai hoặc trong thai kỳ, nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh cho mẹ, đồng thời truyền kháng thể thụ động để bảo vệ trẻ trong những tháng đầu khi sinh ra.

Vaccine viêm gan B: Phụ nữ có thai nên hoàn thiện liều cơ bản đối với vaccine viêm gan B nếu chưa được tiêm đầy đủ hoặc tiêm một liều nhắc theo quy định hoặc theo chỉ định của bác sĩ để chủ động phòng nhiễm virus viêm gan B.

Vaccine cúm mùa: Cúm mùa là bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi nếu thai phụ nhiễm cúm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt vào 3 tháng đầu. Phụ nữ mang thai do đó nên tiêm nhắc lại một liều vaccine cúm mùa theo quy định vào bất kỳ lúc nào của thai kỳ.

Ngoài ra, phụ nữ có thai ở mọi giai đoạn của thai kỳ không được sử dụng các vaccine sống, giảm độc lực bao gồm sởi đơn, sởi và rubella (MR), sởi - quai bị - rubella (MMR), cúm sống, bại liệt uống (OPV), rota sống, lao (BCG sống), thủy đậu sống và vaccine phế cầu PCV.

Liều và lịch tiêm cụ thể được khuyến cáo thực hiện theo đúng lịch tiêm chủng và hướng dẫn cho từng loại vaccine và từng loại bệnh.

Theo Bộ Y tế, phụ nữ mang thai có thể tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện mỗi liều tiêm chủng.

Súng, vi trùng và thép

Trong lịch sử loài người, đậu mùa, cúm, lao, sốt rét, dịch hạch, sở và dịch tả đều là những bệnh truyền nhiễm tiến hóa từ căn bệnh ở loài vật.

Đến nay, ta lần ngược về lịch sử để xem sản xuất lương thực đã nảy sinh như thế nào ở một ít trung tâm và từ đó đã bành trướng nhanh chậm khác nhau đến thế nào sang các khu vực khác. Những khác biệt địa lý đó chính là lời đáp hệ trọng và tối hậu cho câu hỏi của Yali về việc tại sao dân tộc này lại khác dân tộc khác đến vậy về sức mạnh và sự dồi dào sung túc.

Cuốn sách Súng, vi trùng và thép là lược sử về các xã hội của loài người trong khoảng 13.000 năm trở lại đây. Tác giả tập trung tìm lời giải cho câu hỏi: “Tại sao lịch sử đã diễn ra trên mỗi châu lục một khác?”.

Vì sao vaccine quan trọng

Một số người có quan niệm thay vì tiêm vaccine, hãy để cơ thể tự mắc bệnh và tự sản sinh ra kháng thể phục hồi.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm