Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nam thanh niên phải đi cấp cứu sau khi ăn phở

Sau khi ăn phở ngoài quán, nam thanh niên 17 tuổi (ở Phú Thọ) đã phải nhập viện cấp cứu do có biểu hiện mệt, tiêu chảy liên tục, sốt cao.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết bệnh nhân N.T.K., 17 tuổi, được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu sau khi đi ngoài phân lỏng 9 lần/ ngày trong suốt 2 ngày, kèm sốt, mệt mỏi... Những triệu chứng trên xuất hiện sau 6 giờ khi nam thanh niên đi ăn phở ở bên ngoài về.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiêu hoá. Sau 3 ngày điều trị bằng truyền dịch, kháng sinh, giảm tiết, bảo vệ niêm mạc tiêu hoá, bệnh nhân K. đã ổn định và được ra viện.

nhiem khuan tieu hoa anh 1

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trước khi ra viện. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ nội trú Trần Văn Sơn, khoa Nội hô hấp - Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho hay vào mùa hè, bệnh viện thường tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh lý tiêu hóa như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm…

"Do thời tiết nóng ẩm, việc bảo quản chưa tốt khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu. Khi người bệnh ăn các loại thực phẩm này, vi khuẩn sẽ tấn công hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, nặng hơn là ngộ độc", bác sĩ Sơn lý giải nguyên nhân.

Triệu chứng phổ biến của người bệnh mắc các bệnh lý về tiêu hóa gồm: đau bụng, đi tiêu lỏng, sốt, nôn, mệt mỏi… Một số người bệnh cùng lúc mắc thêm viêm họng, ho... Sau khoảng 2 ngày nhiễm virus, vi khuẩn, người bệnh có thể có các biểu hiện nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy nhiều lần, kéo dài trong 3-10 ngày.

Nếu không được khám, điều trị kịp thời, người bệnh có thể mất nước, mất điện giải, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu ngộ độc hoặc nhiễm trùng nặng.

Để phòng tránh nhiễm khuẩn nhiễm độc thực phẩm trong mùa hè, bác sĩ khuyến cáo người dân cần lưu ý:

  • Vệ sinh ăn uống: Thực phẩm nấu chín, đun sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống trước và sau khi sử dụng
  • Ăn ngay khi nấu
  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc cầm nắm vào vật ô nhiễm
  • Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín
  • Đun lại thức ăn trước khi cất vào tủ lạnh
  • Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng, hạn bảo quản
  • Đồ hộp bị thủng, phồng hoặc biến màu cần loại bỏ ngay
  • Thức ăn bảo quản lâu trong tủ mát vẫn có thể bị hỏng và ngộ độc, do đó không nên sử dụng đồ ăn thừa sau 4-5 ngày bảo quản ở ngăn mát.

Sách hay về sức khỏe con người

Giáo sư ngành miễn dịch học tại Đại học Manchester (Anh) Daniel M. Davis đã cung cấp góc nhìn khoa học về hệ miễn dịch trong cuốn sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người.

Để giúp bạn đọc dễ hiểu về hệ miễn dịch, tác giả lấy ví dụ về phản ứng của cơ thể với vết cắt hay nhiễm trùng. Khi đó, bên dưới da đã “diễn ra điều kỳ diệu”, các tế bào di chuyển đến để chống lại mầm bệnh, cũng như sửa chữa tổn thương và đối phó với các mảnh mô bị hư tổn. Những diễn tiến âm thầm này rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể.

Một người ở Hải Dương mắc bệnh Whitmore

Người đàn ông ở Hải Dương cho hay trước đó đã đến 2 cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không đỡ, không tìm được căn nguyên sốt.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm