Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một người ở Hải Dương mắc bệnh Whitmore

Người đàn ông ở Hải Dương cho hay trước đó đã đến 2 cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không đỡ, không tìm được căn nguyên sốt.

Bệnh nhân cho hay đã đến 2 cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không đỡ, không tìm được căn nguyên sốt. Ảnh: Samayam.

Bệnh nhân là Đ.V.N., 60 tuổi, ở Chí Linh, Hải Dương, có tiền sử đái tháo đường nặng. Trước khi vào viện 2 tuần, bệnh nhân ho nhiều, sốt rét run (40 độ C) kèm đau vùng cơ thắt lưng. Ông N. cho hay đã đến 2 cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không đỡ.

Sau đó, ông đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, Hà Nội, để điều trị trong tình trạng đau cơ vùng thắt lưng và khớp vai phải tăng dần, kèm sốt cao không rõ nguyên nhân, mệt mỏi nhiều. Sau khi chuyển đến, người đàn ông này đã được điều trị tích cực, chụp cộng hưởng từ khớp vai cho thấy viêm và áp xe cơ dưới vai, viêm xương, viêm mủ khớp vai phải.

Kết quả cấy máu của ông N. cho thấy bệnh nhân mắc vi khuẩn Whitmore (tên khoa học vi khuẩn Burkholderia pseudomallei), còn nhạy cảm với một số kháng sinh đặc hiệu để điều trị vị khuẩn này. Đây là điều may mắn bởi vi khuẩn này rất kháng thuốc và khó điều trị.

Người nhà bệnh nhân cho biết ông không đi đâu ngoài tỉnh Hải Dương. Quãng đường đi lại cũng chỉ từ nhà đến nơi làm việc là lò gạch gần nhà. Ông bị tiểu đường từ 4 năm nay nhưng đã phải tiêm insulin 1 năm trở lại đây.

mac Whitmore anh 1

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

ThS.BS Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, chia sẻ khu vực Hải Dương không thường xuyên báo cáo ca bệnh Whitmore. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra tản phát ở vùng đồng bằng Bắc bộ và do một bệnh khó chẩn đoán cho nên cũng dễ bị bỏ sót.

Bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng đa dạng và không điển hình, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác. Người nhiễm Whitmore có thể gặp diễn biến cấp tính, nhiễm trùng máu nặng, nguy kịch, không qua khỏi hoặc có thể gặp nhiễm trùng mạn tính, nhiễm trùng ẩn, kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

"Việc điều trị bệnh hiện nay khá khó khăn do vi khuẩn vốn đề kháng tự nhiên với nhiều kháng sinh, đòi hỏi điều trị phải đúng phác đồ, đủ thời gian mới có thể kiểm soát được bệnh. Ngoài thời gian nằm viện điều trị, về nhà, bệnh nhân còn phải uống thuốc 3-4 tháng", bác sĩ Long nói.

Đến nay, sau thời gian điều trị điều trị tích cực, các triệu chứng, biến chứng kèm theo của người bệnh đã có chiều hướng cải thiện rõ rệt, cắt sốt, được hội chẩn chuyên khoa Ngoại chấn thương để cân nhắc phẫu thuật làm sạch ổ viêm.

Bác sĩ Long nhấn mạnh hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh; vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn. Bên cạnh đó, người dân cũng cần thực hiện ăn chín uống chín.

Sách hay về sức khỏe con người

Giáo sư ngành miễn dịch học tại Đại học Manchester (Anh) Daniel M. Davis đã cung cấp góc nhìn khoa học về hệ miễn dịch trong cuốn sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người.

Để giúp bạn đọc dễ hiểu về hệ miễn dịch, tác giả lấy ví dụ về phản ứng của cơ thể với vết cắt hay nhiễm trùng. Khi đó, bên dưới da đã “diễn ra điều kỳ diệu”, các tế bào di chuyển đến để chống lại mầm bệnh, cũng như sửa chữa tổn thương và đối phó với các mảnh mô bị hư tổn. Những diễn tiến âm thầm này rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể.

Căn bệnh khiến em bé nguy kịch khi vừa chào đời

Trước khi sinh 3 ngày, chị L. mắc bệnh thuỷ đậu và không may lây cho con. Em bé vừa chào đời được bác sĩ chuyển thẳng vào khoa Hồi sức sơ sinh để điều trị tích cực.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm