Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bà ngoại cắt rốn khiến bé sơ sinh bị uốn ván nguy kịch

Bé sơ sinh nhập viện trong tình trạng tương đối nguy kịch, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và đã có những lúc tưởng chừng không qua khỏi.

Khoa Hồi Sức Sơ Sinh - Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) - vừa cho biết đơn vị này đang điều trị cho một bệnh nhi bị uốn ván rất nặng.

Bé được đưa vào viện hồi cuối tháng 4 trong tình trạng sinh non 30 tuần, nặng 1,2 kg, người dân tộc tại tỉnh Đăk Nông, có dấu hiệu uốn ván rốn.

Trước đó, người mẹ không thực hiện khám thai định kỳ. Khi có dấu hiệu trở dạ, gia đình đã quyết định tự sinh tại nhà. Bà ngoại của bé đã thực hiện cắt rốn. Sau sinh 3 ngày, bé bắt đầu có hiện tượng bỏ bú, thở yếu, co giật liên tục, nhạy cảm với kích thích.

Tu cat ron tai nha anh 1

Bé sơ sinh nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì uốn ván rốn nhưng may mắn đã ổn định sau một tháng điều trị. Ảnh: BVCC.

Bé sơ sinh nhập viện trong tình trạng tương đối nguy kịch, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và đã có những lúc tưởng chừng không qua khỏi.

Rất may, sau một tháng điều trị bằng thở máy, chống sốc, chống co giật, kháng sinh chống nhiễm trùng, đến nay bé đã có thể tự thở, ăn sữa hoàn toàn và chuẩn bị được xuất viện.

BSCKII Nguyễn Thanh Thiện (Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viện Nhi Đồng 2) cho biết: "Uốn ván do trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập qua rốn. Uốn ván rốn sơ sinh có thể gây tử vong lên đến 80%. Dù trẻ sống sót cũng có thể mang di chứng thần kinh, tâm thần suốt đời".

Với thành tựu y học hiện nay, căn bệnh này hoàn toàn có thể dự phòng dễ dàng. Chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên khám thai định kỳ, chích ngừa uốn ván đầy đủ và thực hiện sinh con tại các cơ sở y tế uy tín để được chăm sóc tốt nhất.

Bé trai bị bỏ rơi ở hố ga đã mất

Các bác sĩ đã cố gắng hết sức để cứu chữa, nhưng với tình trạng sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng máu nặng, bệnh nhi không qua khỏi. 

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm