Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Ba nhóm dịch vụ y tế ở TP.HCM được phép hoạt động trở lại

Chỉ thị mới về khôi phục kinh tế sau dịch Covid-19 tại TP.HCM cho phép nhiều cơ sở khám, chữa bệnh và kinh doanh dịch vụ y tế hoạt động trở lại.

Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM họp báo họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng chống dịch phục hồi kinh tế - xã hội trên địa bàn tại TP.HCM từ ngày 1/10.

Ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết suốt thời gian qua, hệ thống y tế gần như chỉ tập trung cho công tác phòng, chống dịch. Đây là lúc thành phố phục hồi lại hoạt động để chữa trị các bệnh khác.

3 nhóm dịch vụ y tế hoạt động trở lại

Tại chỉ thị mới, thành phố công bố 3 nhóm cơ sở khám, chữa bệnh công lập, ngoài công lập, cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế được hoạt động, bao gồm:

Nhóm 1: Bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa

1. Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa.

2. Bệnh xá thuộc lực lượng Công an nhân dân.

3. Phòng khám đa khoa.

4. Phòng khám chuyên khoa, bao gồm: Nội tổng hợp, hệ nội (Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và chuyên khoa khác thuộc hệ nội); Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông; Phòng khám chuyên khoa Ngoại, Phụ sản, Nam học, khoa răng - hàm - mặt và tai - mũi - họng, Mắt, Thẩm mỹ, Phục hồi chức năng, Tâm thần, Ung bướu, Da liễu, Y học cổ truyền, dinh dưỡng, cai nghiện ma túy và thuốc phiện, khám và điều trị HIV/AIDS, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh; Phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng, điều trị bệnh nghề nghiệp.

5. Phòng khám y học gia đình

6. Nhà hộ sinh.

dich vu y te duoc phep hoat dong tai TP.HCM tu 1/10 anh 1

Xe cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế trong thời gian TP.HCM giãn cách xã hội. Ảnh: Thuận Thắng.

Nhóm 2. Cơ sở dịch vụ y tế

1. Cơ sở dịch vụ tiêm, thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, huyết áp

2. Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà

3. Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài

4. Cơ sở dịch vụ kính thuốc

Nhóm 3. Cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuốc, xuất nhập khẩu thuốc, bảo quản thuốc, bán buôn thuốc, sản xuất và xuất nhập khẩu mỹ phẩm, bán buôn mỹ phẩm, sản xuất và xuất nhập khẩu vật tư, trang thiết bị y tế, bán lẻ trang thiết bị y tế.

Cấp cứu liên tỉnh cần có giấy đề nghị chuyển tuyến

Ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết, trường hợp nhập viện, cấp cứu trong thời gian sắp tới sẽ không bị cản trở khi có y lệnh khám, chữa bệnh bằng xe cấp cứu.

Đối với việc lưu thông từ các địa phương khác đến thành phố để khám, chữa bệnh, người bệnh cần có giấy đề nghị chuyển tuyến từ cơ sở y tế.

"Người dân không nên di chuyển bằng xe cá nhân để khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó, thành phố sẽ phối hợp các tỉnh để làm sao thủ tục đơn giản nhất", ông Bình nói.

Tuy nhiên, UBND quận, huyện sẽ điều chỉnh hoạt động phù hợp tình hình thực tế. Ví dụ cơ sở gần vùng đỏ, khu vực nguy cơ cao, lãnh đạo địa phương đề nghị dừng hoạt động.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng tiếp tục dừng một số hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ phát động, trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động.

Các dịch vụ quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, bán hàng rong, vé số dạo... tiếp tục tạm dừng.

Bên trong nơi điều trị cho nhân viên y tế mắc Covid-19

Vô tình bị phơi nhiễm nCoV, các bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên trở thành F0 và được điều trị tại chính nơi họ đang làm việc.

Bỏ hết chốt chặn sau 30/9, xe cộ được lưu thông nội thành TP.HCM

Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM họp báo công bố chỉ thị mới về phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế.

Dịch Covid-19

Bích Huệ

Bạn có thể quan tâm