Mùa nắng nóng là thời điểm các dịch bệnh truyền nhiễm tăng cao. Ảnh mình hoạ: Duy Hiệu. |
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) tuần 13 ghi nhận 136 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 1/3 so với trung bình 4 tuần trước.
Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm đến tuần 13 là 1.765 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Nhà Bè, quận 6 và quận 8.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người do một nhóm siêu vi, có thể tạo thành dịch. Bệnh chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Tay chân miệng có thể gặp quanh năm, nhưng xu hướng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
Cũng trong tuần 13, HCDC ghi nhận 108 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 1/6 so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến tuần 13 là 2.308 ca.
Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, quận 7 và quận Tân Phú.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt.
Tùy vào cơ địa mỗi người, khi mắc bệnh sốt xuất huyết, sẽ có những trường hợp bệnh tự khỏi sau vài ngày sốt, cũng có những trường hợp xuất hiện thêm nhiều triệu chứng, bệnh diễn tiến nặng hơn và có nguy cơ tử vong nếu không xử lý kịp thời.
Cả sốt xuất huyết và tay chân miệng đều là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở TP.HCM, số ca mắc được ghi nhận cao hàng năm.
Hai bệnh này chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu, do đó, người lớn cần chú ý theo dõi sức khỏe trẻ để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường, đưa con đi khám kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.