Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bác sĩ BV Xanh Pôn đã nói gì khiến người nhà bệnh nhi vung tay đấm?

Nội dung cuộc trao đổi giữa bác sĩ C. và người nhà bệnh nhi là điều nhiều người thắc mắc.

Trưa 19/4, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, gặp mặt báo chí để thông tin về việc bác sĩ C. bị người nhà bệnh nhân đấm vào mặt sau 6 ngày sự việc xảy ra.

Theo video được chia sẻ những ngày gần đây, trong một ca trực đêm 13/4, tại khoa Phẫu thuật Tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn), bác sĩ C. có cuộc trao đổi với người nhà cùng một bệnh nhi 5 tuổi. Sau khoảng 2 phút trao đổi, bất ngờ người nhà bệnh nhi đã đứng dậy dùng tay đấm vào người bác sĩ C. Sự việc đã được cơ quan công an vào cuộc. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu làm rõ vụ việc.

Trả lời thắc mắc của phóng viên về việc bác sĩ C. đã nói gì để người nhà có phản ứng này, PGS.TS Trần Trung Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, cho hay bác sĩ của bệnh viện đang giải thích về thương tổn và tài chính cho cha của bệnh nhi. Trong quy trình khám chữa bệnh, việc giải thích là bắt buộc, còn việc lựa chọn là của gia đình, hai bên chỉ mới dừng lại ở việc trao đổi về chuyên môn.

bac si bi nguoi nha danh anh 1
Bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn bị người nhà bệnh nhân đánh khi đang thăm khám. Ảnh cắt từ clip

“Sau vụ việc này, tinh thần của bác sĩ rất hoảng loạn, vẫn phải nghỉ. Thời điểm đó, bác sĩ C. đang trao đổi với người nhà bệnh nhân về chuyên môn và các hoạt động ngoài chuyên môn. Đây là hoàn toàn đúng quy trình”, ông Dũng nói.

PGĐ Bệnh viện Xanh Pôn nói thêm đối với thương tổn vùng hàm mặt ngoài vấn đề chức năng sơ cấp cứu chảy máu, thẩm mỹ cũng rất quan trọng. Những trường hợp thương tổn nặng, bác sĩ bắt buộc phải đưa thẳng vào phòng mổ hoặc xử lý khâu cầm máu tạm thời.

Những trường hợp không nguy hiểm tính mạng, không nguy cơ sốc, chảy máu kéo dài, bệnh nhân được bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình trực tiếp đánh giá và xử lý nhằm mục đích đạt kết quả tốt nhất với điều trị vết thương và thẩm mỹ cho bệnh nhân sau này.

“Không có chuyện bệnh nhân đến không được tiếp đón. Các bệnh viện đều có khoa cấp cứu, tiếp đón nhanh kịp thời và phân loại tình trạng bệnh. Vì vậy, có trường hợp bệnh nhân đến sau nhưng nhân viên xử lý trước nếu có vấn đề nguy hiểm tính mạng. Trường hợp cụ thể của cháu bé này là không cấp thiết, vết thương nhỏ không chảy máu nhiều, nên quy trình phù hợp”, ông Dũng nói.

Theo ông, camera bệnh viện đã ghi lại toàn bộ quá trình hành hung bác sĩ của người nhà bệnh nhân. Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng bảo vệ, vệ sĩ, công an phường Điện Biên và lực lượng 113 đã kịp thời có mặt để làm các thủ tục ngăn ngừa diễn biến xấu của sự việc. Video gốc của vụ việc đã được chuyển cho cơ quan công an để điều tra, xử lý.

“Chúng tôi mong cơ quan pháp luật cần làm nghiêm, làm đúng để hiện tượng này không tái diễn nữa”, bác sĩ Dũng nói.

Bộ trưởng Y tế đề nghị công an cắm chốt tại viện để bảo vệ y bác sĩ

"Chỉ khi có công an cắm chốt tại bệnh viện, ở những điểm nóng liên quan đến cấp cứu, điều trị mới có thể ngăn chặn hiệu quả hiện tượng hành hung bác sĩ”, bộ trưởng nói.

Hà Quyên

Bạn có thể quan tâm