Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh viện Singapore chuyển sản phụ sang TPHCM thông tim bào thai

Một sản phụ người Singapore đã vượt nghìn cây số đến TP.HCM để cứu con. Thai nhi 22 tuần tuổi được bác sĩ Việt Nam can thiệp tim bào thai thành công ngoài mong đợi.

Ê-kíp phẫu thuật căng thẳng theo dõi diễn tiến của thai nhi. Ảnh: BVCC.

"Bé còn sống!" - khoảnh khắc máu lưu thông trở lại qua van tim nhỏ xíu trong bụng mẹ khiến cả ê-kíp bác sĩ nghẹn ngào. Hình ảnh ấy trên màn hình siêu âm tim bào thai như lời xác nhận nỗ lực không vô ích. Người mẹ sau khi tỉnh lại đã bật khóc, khi được báo tin con vẫn sống và ca can thiệp thành công ngoài mong đợi.

Ngày 28/5, các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã phối hợp cứu sống một thai nhi 22 tuần tuổi, nặng chỉ 600 gram, mắc dị tật không lỗ van động mạch chủ - căn bệnh tim bẩm sinh cực hiếm với nguy cơ tử vong rất cao ngay trong bụng mẹ.

Ca bệnh đặc biệt không chỉ vì kỹ thuật khó mà còn bởi sản phụ là người Singapore, được chuyển đến TP.HCM sau khi Bệnh viện KK Women’s and Children’s Hospital phát hiện dị tật và đánh giá không thể xử lý tại chỗ. Đội ngũ bác sĩ Singapore đã chủ động giới thiệu sang Việt Nam với niềm tin TP.HCM là nơi duy nhất trong khu vực có thể làm được.

Ca can thiệp đầu tiên vào ngày 22/5 không thành công. Nhưng thay vì dừng lại, các bác sĩ Việt Nam tiếp tục hội chẩn với chuyên gia từ Pháp, Australia, đánh giá lại toàn bộ quy trình, và bước vào lần can thiệp thứ hai vào ngày 28/5 với quyết tâm cao nhất.

Lúc kim tiêm nhỏ như sợi tóc được đưa chính xác vào tim thai, hình ảnh dòng máu lưu thông trở lại xuất hiện trên màn hình siêu âm cũng chính là khoảnh khắc hy vọng được hồi sinh.

Thành công này không chỉ cứu sống một sinh linh mà còn chứng minh vị thế kỹ thuật cao của ngành y TP.HCM. Đây là ca can thiệp tim bào thai thứ 9, nhưng là ca khó nhất từ trước đến nay vì tuổi thai quá nhỏ, cân nặng thấp và tình trạng bệnh lý cực kỳ nặng.

Việc một bệnh viện đầu ngành tại Singapore chủ động gửi bệnh nhân sang Việt Nam để can thiệp không chỉ là minh chứng cho năng lực chuyên môn của y bác sĩ TP.HCM, mà còn cho thấy Việt Nam đang dần trở thành trung tâm y học bào thai của Đông Nam Á.

Kết quả này là công sức của sự phối hợp chặt chẽ giữa sản phụ khoa, tim mạch nhi, gây mê hồi sức sơ sinh, chẩn đoán hình ảnh... từ hai bệnh viện tuyến cuối, cùng sự hỗ trợ từ chuyên gia quốc tế và định hướng bài bản từ Sở Y tế TP.HCM.

Họ đã không dừng lại trước một ca "gần như không thể", để giành lấy sự sống cho một trái tim chưa kịp chào đời và tạo nên cột mốc mới cho y học Việt Nam.

Khoảng trống y khoa về một hội chứng quen thuộc

Căng thẳng độc hại là một hội chứng nhiều người gặp phải. Có điều, các nghiên cứu y khoa về vấn đề này chưa toàn diện. Đây là khoảng trống gây khó khăn cho việc điều trị.

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn sách Tầng giếng sâu – cuốn sach mang tới cho người đọc một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về những ảnh hưởng của "nghịch cảnh thời thơ ấu" (ACE) với sức khỏe tinh thần của con người.

Liệt mặt gia tăng khi thời tiết giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, khi trời đang nắng bỗng đổ mưa, tắm khuya hay nằm quạt mạnh... cơ thể dễ nhiễm lạnh đột ngột làm tăng nguy cơ liệt mặt ở người trẻ.

Một bệnh viện ở TP.HCM ghi nhận gần 1.000 ca 'trẻ em sinh ra trẻ em'

Trong vòng 2 năm, Bệnh viện Hùng Vương ghi nhận 992 trường hợp trẻ dưới 16 tuổi mang thai và sinh con. Con số này báo động về bạo lực giới và xâm hại tình dục ở TP.HCM.

Số ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tiếp tục tăng mạnh

Ca bệnh tay chân miệng tại TP.HCM tiếp tục xu hướng gia tăng trong tuần qua. Sốt xuất huyết và sởi vẫn ghi nhận ở mức cao tại nhiều địa phương ngoại thành.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm