Hàng chục nhà hàng ven bãi biển Khu Tượng - Đèo Con (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rơi vào cảnh đìu hiu. Bờ cát đẹp và xanh mát không đủ chinh phục con người sau sự cố cá chết hàng loạt.
Sau sự cố cá chết hàng loạt dọc bờ biển Hà Tĩnh, các bãi tắm tại khu vực này hoàn toàn vắng bóng người, khác hẳn với cảnh đông đúc thường ngày.
Các nhà hàng hải sản ven biển ế ẩm, chỉ có mấy đứa trẻ ngồi chơi đợi bố mẹ đi biển về.
Bãi biển Khu Tượng - Đèo Con nổi tiếng với bãi cát trắng mịn, khung cảnh hoang sơ và rất thơ mộng.
Loạt bàn ghế đặt ở vị trí đẹp, nhìn thẳng ra biển không có ai qua lại. Chủ quán không buồn bày biện trang trí. Bình thường, vào đầu
hè, các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng ở đây
luôn nhộn nhịp du khách.
Anh Mai Văn Thành (phường Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh) cho biết, từ sau khi cá chết hàng loạt, bãi biển này không có khách, các tiểu thương chuyên buôn hải sản cũng ế ẩm.
Cá, tôm, cua, ghẹ... tại bể vẫn còn nguyên. Theo các chủ nhà hàng, đây hầu hết là hải sản mang về trước khi có tin cá chết hàng loạt, nhưng không thể tiêu thụ được khiến nhiều nhà hàng thiệt hại hàng lớn.
Bàn ghế, bát đũa... phơi nắng nhiều ngày nay do không có khách.
Cách đây 5 hôm, người dân không dám dùng nước biển để sinh hoạt vì sợ nước bị ô nhiễm. "Có nhà dùng nước biển để làm nước ăn cho tôm, cua... nhưng mới đổ nước biển vào, hải sản chết hàng loạt", chị Hà, một chủ nhà hàng kể.
Cảnh đìu hiu tại khu vực hải sản sầm uất bậc nhất của huyện Kỳ Anh.
Một số cột kèo được dựng lên để đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng cơ hội kinh doanh hiện nay rất mong manh.
"Trước khi có sự cố cá chết, chúng tôi bán hải sản lãi từ 3-5 triệu đồng một ngày. Nhưng nay ế ẩm quá, tất cả vốn tập trung vào nhà hàng hết rồi", chị Hạnh chia sẻ.
Ngày 25/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế rà soát, thống kê các hộ nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản bị thiệt hại, mức độ thiệt hại, đảm bảo đầy đủ, chính xác.
Từ đó các tỉnh cần có đề xuất biện pháp hỗ trợ cho bà con ngư dân, nhất là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn, các trường hợp bị thiệt hại lớn, nặng nề, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Thủ tướng nhấn mạnh không được để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản.
Trả lời những thắc mắc xung quanh việc nước xả thải của Công ty Formosa gây chết thủy hải sản, ông Phàm cho biết không thể có được cả hai mà phải lựa chọn nhà máy hoặc cá, tôm.
Sau khi cá chết hàng loạt, hàng trăm ngư dân Hà Tĩnh ngừng ra khơi do nguồn thủy hải sản nơi đây không thể tiêu thụ. Một số người chuyển sang lặn biển mò sắt, thép vụn kiếm sống.
Ngày 25/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định không được phép để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản trước tình trạng cá chết bất thường ở miền Trung.