Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Bài văn bá đạo' gây tranh luận dữ dội trong cộng đồng mạng

Tác giả bài văn lạ cho rằng vấn đề bạo lực học đường hiện đang nhức nhối là do học sinh bị 'khủng bố tinh thần' và 'không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học'.

'Bài văn bá đạo' gây tranh luận dữ dội trong cộng đồng mạng

Tác giả bài văn lạ cho rằng vấn đề bạo lực học đường hiện đang nhức nhối là do học sinh bị 'khủng bố tinh thần' và 'không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học'.

>>Chữ 'trinh' được đưa vào đề thi tuyển sinh của ĐH FPT
>>Bài văn xúc động về đồng tiền của học trò trường Ams
>>Sự thật về bài văn 'lạ' của nữ sinh Ngô Quyền
>>Bài văn 'lạ' và nỗi mong muốn 'giật mình'

Liên tục xuất hiện những bài văn "lạ" của học sinh, sinh viên trong thời gian gần đây. Thậm chí, nhà trường cũng ra những đề bài "lạ" cho thí sinh khi dự thi. Liệu đây có phải xu hướng mới trong giáo dục?

“Bạo lực học đường là 1 vấn đề vô cùng nhức nhối. Bạo lực không chỉ xuất hiện ở nam sinh hay nữ sinh, mà còn bạo lực về cả vấn đề tâm lý, hay người ta còn gọi là "khủng bố" tinh thần. Ví dụ tiêu biểu là học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học.

Ví dụ mùa hè, quạt trong phòng học chỉ mang tính chất minh họa, không có giá trị thực tiễn. Một phòng học chỉ có 5 cái quạt, 1 cái ở chỗ ngồi giáo viên, 2 cái ở giữa lối đi cho giáo viên đi lại và 2 cái dành cho 50 học sinh còn lại.

Với chiều dài mỗi cánh quạt là 50cm, khoảng cách từ quạt đến mặt đất là 3m, quạt chạy trong hiệu điện thế 220V, sử dụng dòng điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha. Từ đó ta tính được quạt có thể làm mát được 1 khu vực có bán kính hơn 1m hay xấp xỉ là 3 bàn học. 3 bàn/7 bàn, tức là 4 bàn bị nóng, ở 2 dãy sẽ là 8 bàn, mỗi bàn có 4 người nên sẽ có 32 người bị nóng. 32/50 người, 1 con số vô cùng lớn...

Tác hại của việc bị nóng: Cơ thể của 1 người trưởng thành có 70% là nước. Nhiệt độ mùa hè trung bình vào khoảng 35 độ C tức là tốc độ trung bình của sự bốc hơi nước là vào khoảng 0.15l/giờ, nên trong 1 buổi học kéo dài 1h cơ thể sẽ mất 0.6l nước. Cơ thể người có khoảng 30l nước, tức là chúng ta mất khoảng 2% lượng nước trong cơ thể.

Cơ thể chúng ta khi mất từ 2 - 5% lượng nước sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, não bộ mất khoảng 7 - 8% khả năng hoạt động nên ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc học, đấy là chưa kể đến sự ức chế có thể gây ra do nóng bức...”.

Nhiều người, kể cả già lẫn trẻ, đều phải dùng từ "bá đạo" để miêu tả về bài văn và bài văn vô danh nghiễm nhiên được biết đến với cái tên "bài văn bá đạo". Rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra sau khi "Bài văn bá đạo" được đăng tải trên internet. Nhưng dù là phủ nhận hay tán thành, những người đã đọc "Bài văn bá đạo" đều nhất trí rằng giọng điệu của người viết đã thực sự gây sốc cho họ.

Giáo viên chấm bài văn này đã cho điểm 0 và phê: "Ý thức kém. Em càn phải chấn chỉnh ngay". Thế nhưng, nhiều người trẻ tuổi, đặc biệt là những bạn đang ở độ tuổi học sinh lại bất ngờ lên tiếng bảo vệ bài văn. Chỉ sau hai ngày được đăng tải, hiện tượng "Bài văn bá đạo" đã thu hút gần 3000 bình luận trên một trang web cộng đồng.

"Bài văn rất thực tế, tuy còn khá nhiều điểm khô khốc. Đề bài bảo là "phân tích" nhưng thật sự về môn Văn, dù đề có yêu cầu: tự sự - luận - phân tích - biểu cảm... thì tất cả cũng làm na ná như nhau. Người giáo viên  không nên bảo thủ như vậy" - Kevin Tri Tri bình luận.

"Tác giả chắc phải ức chế lắm mới làm một bài văn như vậy, chắc chuyên ngồi góc lớp, nằm trong số 32/ 50 trong lớp bị nóng, thường xuyên bị mất từ 2 - 5% lượng nước dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt và ức chế đây mà. Khổ thân ghê" - Hương Giang, sinh viên ĐH Đại Nam hài hước.

Tuy vậy, một số người trẻ vẫn thẳng thắn nhận định bài viết có phần thái quá, không có ý định nghiêm túc trong khi thi cử. "Anh bạn này chắc là dân khối A, làm văn mà tung toàn số má với công thức. Bài viết nhưng vẫn rất sáng tạo có điều không hề có chút xíu tính văn học nghệ thuật nào cả. 0 điểm là đúng rồi." - Ngọc Nam, sinh năm 1990 nhận xét.

Nguyễn Minh Tuấn, Hà Nội cho rằng: " Bài viết quá "bá đạo". Bạn này phân tích có chiều sâu, ý tứ súc tích và giọng văn rất dứt khoát và độ chính xác cũng cao. Đây đúng là bài phân tích với đúng nghĩa từ phân tích".

Cùng ý kiến với Minh Tuấn, Nguyễn Thiện, sinh viên ở TP. Hồ Chí Minh nói: "Biết áp dụng kiến thức khoa học để giải thích môt hiện tượng tâm lý xã hội, cách lập luận cũng thật logic. Đáng lẽ giáo viên phê bình một câu :"lạc đề" là được rồi. Không phải ai cũng có khả năng tính toán được ra từng đó dữ liệu trong 90' làm bài".

Ngược lại với cái nhìn tương đối thoáng của giới trẻ, nhiều phụ huynh cảm thấy lo ngại: "Ý thức của em với nhà trường quá kém, em nói thế khác nào đổ lỗi cho nhà trường. Tiền quỹ của trường còn để làm nhiều việc khác có ích hơn chứ ko phải chỉ để sắm đồ tiện nghi cho mấy em. Em còn quá thiển cận cần phải ý thức hơn về suy nghĩ của bản thân. Nhà trường là một nơi tốt mà em lại nghĩ xấu thế này về trường lớp là ko dc cần chấn chỉnh lại." - benyhung chia sẻ trên một diễn đàn có số lượng thành viên lớn vào bậc nhất hiện nay.

"Không hiểu em học sinh này đang làm toán hay làm văn? Em đã quá lạm dụng việc "chém gió" thường ngày vào văn học mất rồi." - Nguyễn Linh Chi, Huế tỏ ý không đồng tình với tác giả bài văn.

mai Châm

Theo Infonet.vn

mai Châm

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm