Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Bán thuốc chữa Covid-19, kit test lậu bị xử lý ra sao?

Hành vi bán thuốc chữa Covid-19, vật tư phòng, chống dịch không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể bị phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tôi thấy nhiều nơi rao bán các loại thuốc chữa Covid-19, kit test hay máy đo SpO2 nghi không rõ nguồn gốc nhằm trục lợi, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

Vậy, việc bán và điều trị cho F0 bằng thuốc, kit test không rõ xuất xứ bị xử lý như thế nào? Vi phạm ở mức độ nào thì sẽ xử lý hình sự?

Bộ Công an

Hành vi bán thuốc chữa Covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý theo Điều 17 Nghị định 98/2020 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 59 Nghị định 117/2020 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Khi phát hiện ai đó bán, lưu hành các vật tư phòng, chống Covid-19 (kit test, máy đo SpO2...) không rõ nguồn gốc hoặc giá quá cao, người dân có thể báo cho cơ quan công an, quản lý thị trường hay thanh tra y tế.

Thuoc chua Covid-19 lau anh 1

Công an kiểm tra loại thuốc được quảng cáo điều trị Covid-19. Ảnh: H.N.

Nếu hành vi buôn bán các loại vật tư phòng, chống Covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được phép lưu hành có trị giá hàng từ 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên, người vi phạm sẽ bị truy cứu về tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Người tàng trữ, vận chuyển các loại vật tư không rõ nguồn gốc, xuất xứ mà trị giá hàng hóa từ 200 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị xử lý tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.

Trường hợp cơ quan chức năng xác định cá nhân, tổ chức buôn bán các loại vật tư phòng, chống Covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ và là hàng giả có giá trị từ 30 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên, người buôn bán sẽ bị truy cứu tội Sản xuất, buôn bán hàng giả.

Đặc biệt, nếu hành vi buôn bán thuốc chữa Covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ và là hàng giả thì người vi phạm sẽ bị xử lý tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Còn hành vi buôn bán các loại vật tư phòng, chống Covid-19 qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa trái pháp luật mà giá trị hàng từ 100 triệu đồng trở lên thì người buôn bán bị truy cứu tội Buôn lậu.

Đốt 3 ôtô lúc rạng sáng, người vi phạm có thể chịu trách nhiệm ra sao?

Theo luật sư, nếu bị xác định có tội, người phóng hỏa có thể bị xử lý hình sự với mức án tối đa 20 năm tù và phải bồi thường thiệt hại cho chủ xe.

Ai được kiểm tra dữ liệu điện thoại của người khác?

Theo luật sư, việc thu thập, công khai thông tin đời sống riêng tư phải được người liên quan đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hồng Đăng

Bạn có thể quan tâm