Ban tư vấn tuyển sinh đến với học sinh Củ Chi, Hóc Môn
Gần 3000 học sinh của 7 trường THPT Củ Chi, Hóc Môn và quận 12 đã đến tham gia buổi tư vấn hướng nghiệp năm 2011 do báo Sài Gòn Giải Phóng kết hợp với VNG tổ chức.
>>Hơn 2500 học sinh được tư vấn hướng nghiệp
Gần 3000 học sinh các trường Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12 đến tham gia buổi tư vấn |
Theo như tin đã đưa trước đó, nhằm giúp các em học sinh tìm cho mình ngành, trường học phù hợp với năng lựa của bản thân cũng như đáp ứng nhu cầu lao động của đất nước, báo Sài Gòn Giải Phóng đồng hành cùng VNG khởi động chương trình “Tiên hướng nghiệp, hậu hướng trường” đến với học sinh các vùng ngoại thành TpHCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau…
Sáng ngày 20/2, tại trường THPT Quang Trung thuộc huyện Củ Chi, ban tư vấn đã có buổi giao lưu trực tiếp với gần 3000 học sinh của các trường: Quang Trung, Trung Lập, Trung Phú, Tân Thông Hội, Phú Hòa, An Nhơn Tây, Củ Chi của các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Quận 12… Tham gia buổi tư vấn là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục đến từ các trường ĐH lớn của khu vực phía Nam như: Nguyễn Quốc Cường (chuyên viên tuyển sinh Bộ Giáo Dục Đào Tạo), TS Trương Quang Được (Phó hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế- ĐH Quốc gia TpHCM), PGS- TS- Dược sĩ Đặng Văn Tịnh (trường ĐH Y Dược), Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương (ĐH Kinh Tế TpHCM), Thạc sĩ Trần Đình Lý (Trường ĐH Nông Lâm), PGS- TS Nguyễn Kim Hồng (ĐH Sư Phạm), TS Nguyễn Toàn (Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) và đại diện của các trường: ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm kỹ thuật…
Hội đồng tư vấn là những chuyên gia giáo dục hàng đầu thuộc các trường ĐH lớn của khu vực phía Nam |
Những thông tin bổ ích từ các chuyên gia đã giúp các em có những lựa chọn xác đáng về nghề nghiệp của mình |
Những đổi mới trong quá trình tuyển sinh khiến các em học sinh phổ thông gặp nhiều bỡ ngỡ cho việc định hướng nghề nghiệp tương lai của mình, nhất là ở khu vực ngoại thành, học sinh nơi đây không có điều kiện tiếp xúc nhiều với các chuyên gia giáo dục để giải đáp khúc mắc như các bạn học sinh trong nội thành. Chính vì lẽ đó, mục tiêu rõ nét của những người làm chương trình này là mong muốn định hướng cho các em lựa chọn một ngành nghề thiết thực, phù hợp với năng lực bản thân chứ không phải là sở thích hay chạy đua theo nghề thời thượng cùng bạn bè, rồi sau đó mới hướng đến việc lựa chọn trường đại học hay cao đẳng có ngành nghề cũng như các điều kiện khác có thể phục vụ tốt mục đích học tập của học sinh.
Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, nhiều bạn rất phân vân, băn khoăn nên lựa chọn ngành nghề như thế nào cho phù hợp với khả năng bản thân. Chia sẽ về điều này, PGS- TS Nguyên Kim Hồng cho rằng các bạn học sinh nên chú trọng đến năng lực hơn là sở thích. Có thể ngành này chúng ta thích và sở thích cũng là điều hết sức quan trọng vì có đam mê có yêu thích chúng ta sẽ làm hết mình để theo đuổi nó. Nhưng điều này cũng tạo nên sự ngộ nhận cho các em vì việc mình thích chưa hẳn là sở trường, năng lực không đáp ứng được các tiêu chí mà ngành nghề đó bắt buộc phải có. Vì thế, theo tư vấn của cô Kim Hồng, học sinh nên xác định mình thích cái gì và mình thật sự có năng lựa về ngành đó hay không để từ đó có những lựa chọn chính xác cho mình.
Nhiều bạn rất bõ ngỡ khi đứng trước những lựa chọn khó khăn |
Thắc mắc chung và cũng là nỗi lo của rất nhiều bạn chính là việc sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ không biết đi đâu về đâu khi tình trạng thất nghiệp của sinh viên làm họ rất đỗi lo lắng mình rồi cũng như thế. Nhiều học sinh còn lo rằng sau khi tốt nghiệp có rất nhiều sinh viên làm trái nghề không đúng chuyên môn của mình. Trao đổi về điều này, ban tư vấn cho rằng các em đừng quá lo lắng nếu chẳng may lựa chọn ngành nghề không phù hợp với bản thân, nhiều con số thống kê cho thấy có rất nhiều người thành công với nghề tay trái của mình. Song các chuyên gia còn lưu ý cho học sinh việc nên cố gắng phấn đấu học tập để có kết quả như mong muốn, có thể trong một hai năm đầu đại học, chúng ta còn chưa quen với cách học mở và gặp nhiều khó khăn nhưng đây là môi trường tích lũy kiến thức để khi ra trường chúng ta sẽ không gặp nhiều bỡ ngỡ khi áp dụng kiến thức vào thực tế. Cũng theo các thầy cô việc lấy bằng ĐH khá, giỏi cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn vì các nhà tuyển dụng ít nhiều cũng nhìn vào kết quả học tập để đánh giá năng lực. Tuy nhiên bằng cấp không phải là tất cả, năng lực của bản thân luôn được nhìn nhận và đánh giá một cách công bằng nhất.
Gần 3 tiếng đồng hồ không đủ để giải đáp hết những khúc mắc của hàng nghìn học sinh nhưng cũng đủ cho các em những thông tin cần thiết, xác thực để giúp cho mình định hướng tốt nghề nghiệp sau này. Sau Củ Chi, ban tổ chức sẽ đến với các em học sinh ở Cà Mau (ngày 27/2), Trà Vinh (6/03), Hậu Giang (13/03) và Trà Vinh (20/03).
Sự nhiệt tình của các chuyên gia tư vấn đã giúp các em học sinh thấy thoải mái hơn |
Thắc mắc chung của các bạn là nên chọn ngành theo sở thích hay theo năng lực |
Vì theo các em nhiều khi thích ngành này nhưng lại cảm thấy bản thân không đủ năng lực để theo đuổi |
Theo các chuyên gia thì các học sinh nên lựa chọn theo đúng khả năng của bản thân |
Nhiều bạn đôi khi thấy sự hào nhoáng của nghề mà theo đuổi mặc cho bản thân không phù hợp |
Điều khiến các em băn khoăn là tấm bằng loại giỏi, khá thì có nhiều cơ hội hơn? |
Ban tư vấn cũng đồng ý với ý kiến đó song bằng khá, giỏi chưa phải là yếu tố quyết định |
Gần 3 tiếng đồng hồ đã cho các em những thông tin cần thiết trong việc tuyển sinh ĐH năm 2011 |
Các bạn sinh viên đem đến cho buổi tư vấn những tiết mục giải trí |
Sau Củ Chi, ban tư vấn sẽ đến với học sinh vùng đồng bằng Sông Cửu Long |
Kim Chi
Ảnh: Bảo Suzu
Theo Bưu điện Việt Nam