Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Băng rừng 
đến trường từ... 3h sáng

Một đèn pin, chiếc xe đạp cũ và cặp sách trên vai... đều đặn cứ 3-4h sáng từ thứ hai tới thứ sáu hàng tuần, những học sinh ở thôn H'Mông (Đắk Lắk) lại băng rừng đến trường.

Hành trình tới điểm trường gần nhất là 4km nằm trong rừng và xa nhất là 17km ở ngay trung tâm xã Ea Kiết.

Ông Hoàng Văn Páo, trưởng thôn H’Mông, cho biết thôn được thành lập từ cách đây gần 20 năm khi những hộ đồng bào Mông, Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc di cư tự do vào đây, hiện chưa có gia đình nào có hộ khẩu, không đường giao thông, không có mạng lưới điện, thôn H'Mông gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Quãng đường từ nhà đến Trường tiểu học Mạc Thị Bưởi gần 17km, từ 4h sáng, em Mai Văn Toàn (học sinh lớp 4) phải mang theo đèn pin, đạp xe băng rừng đến trường.

Theo ông Páo, hiện có khoảng 150 học sinh tiểu học và THCS hằng ngày băng rừng đến các điểm trường. Trời nắng việc băng rừng của học sinh đỡ vất vả nhưng khi mưa xuống, nước suối dâng cao, con đường mòn trong rừng trở nên lầy lội và nguy hiểm hơn.

Tranh thủ ngày nắng, em Sùng Thị Muội (học sinh lớp 4 Trường tiểu học Mạc Thị Bưởi) dắt xe qua suối để “tiết kiệm” 2km đường vòng tới trường.

Em Trương Thị Vương, học sinh lớp 8 Trường THCS Hoàng Văn Thụ, cho biết vì nhà ở cuối thôn nên từ 9g phải đạp xe đi cho kịp buổi học chiều. Vương không ăn trưa mà tranh thủ đi học sớm, hôm nào nhà có tiền thì được bố mẹ cho 5.000 đồng ăn bánh mì, không có thì nhịn đến tối.

“Trời mưa bố mẹ mình cũng bắt đi học. Bố mẹ bảo không đến trường, không theo kịp chúng bạn rồi phải ở lại lớp thì khổ lắm” - Vương tâm sự.

Cô giáo Lâm Thị Thu Thắm (lớp mầm non tại điểm trường thôn H’Mông) chơi đùa với các học sinh trên sân trường.

Ông Trương Văn Chỉ, phó chủ tịch UBND huyện Cư M’Gar, cho biết tạm thời vẫn duy trì lớp học tại điểm trường thôn H’Mông trong rừng để dạy chữ cho con em đồng bào dân tộc.

Sau khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở khu tái định cư mới (cách thôn H’Mông khoảng 7km) sẽ sớm tạo điều kiện cho các học sinh đến trường thuận lợi hơn.

Cô học trò Nguyễn Thị Diệu Lê và ước mơ làm doanh nhân

Đó là câu chuyện của cô học trò Nguyễn Thị Diệu Lê, lớp 12 chuyên văn trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).

 

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20150920/bang-rung-den-truong-tu-3g-sang/972123.html

Theo HUYỀN TRANG - TIẾN THÀNH
 /Báo Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm