![]() |
1. Bánh gật gù là đặc sản tỉnh thành nào?
Gật gù là bánh truyền thống của người dân huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. Bánh được làm từ bột gạo, hình dáng khá giống phở cuốn. Nước chấm được làm từ nước mắm cốt chưng, mỡ gà, hành phi, thịt băm. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận sự hòa quyện giữa vị thanh mát từ bánh và độ ngậy béo của nước chấm. Ảnh: _kira_wu_. |
![]() |
2. Vì sao món này gọi là cháo ngán?
Ngán là loại nhuyễn thể sống sâu dưới bùn ở các cửa biển, kích thước nhỉnh hơn ngao và có vỏ sần sùi. Đây là đặc sản nổi tiếng ở Hạ Long (Quảng Ninh). Ngán có thể chế biến thành nhiều món. Nổi tiếng trong đó là món bún trộn ngán, ngán nướng giấy bạc, cháo ngán... Ảnh: Trần Ngọc Linh. |
![]() |
3. Nơi nào nổi tiếng với món xôi cadé?
Xôi cadé là món ăn vỉa hè quen thuộc tại TP.HCM, được bán phổ biến ở quận 5, nơi có nhiều người Việt gốc Hoa sinh sống. Tên gọi của món ăn bắt nguồn từ phần sốt cadé độc đáo được làm từ trứng gà, nước cốt dừa, đậu phộng, dừa nạo... Ảnh: Ansapsaigon. |
![]() |
4. Món ăn này có tên là gì ?
Lagu bánh mì là món ăn sáng phổ biến ở Quy Nhơn (Bình Định). Các nguyên liệu để làm nên món ăn này gồm bánh mì, thịt heo hầm mềm, cà rốt, khoai tây, các loại đậu. Đây là lựa chọn yêu thích của thực khách vào những ngày se lạnh khi tới Quy Nhơn. Ảnh: Miia__.__196. |
![]() |
5. Món ăn này có tên là gì?
Bánh áp chao là đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn. Món ăn này lạ từ tên gọi tới hương vị. Vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, gạo tẻ, đỗ tương, khoai môn. Nhân bánh được làm từ thịt vịt tẩm ướp gia vị đậm đà. Ảnh: Easybook_namsan. |
![]() |
6. Bánh bạc đầu là đặc sản của người dân tộc nào?
Bánh bạc đầu món ăn truyền thống của người Sán Dìu ở Quảng Ninh, thường được làm vào những ngày lễ Tết để cúng tổ tiên và tiếp khách. Vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp. Nhân có thể chọn đỗ xanh, sen, vừng đen, lạc, dừa nạo... Tên gọi của bánh bắt nguồn từ lớp phủ bên ngoài bằng bột nếp trắng. Ảnh: Jasonpham2810. |
![]() |
7. Nguồn gốc tên gọi bánh cao sằng là gì?
Cao sằng là món bánh truyền thống của người Nùng. Đây cũng là món ăn đường phố nổi tiếng ở Lạng Sơn. Theo tiếng Nùng, cao là bánh, sằng là tầng. Tên gọi này xuất phát từ thao tác làm bánh. Khi chế biến, bánh sẽ được đổ làm 2 lớp. Điều này giúp bánh ngon và dai. Ảnh: Hoahoa2012. |