Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báo động trầm cảm ở trẻ vị thành niên, nhiều trẻ lập kế hoạch tự tử

Theo TS.BS Đỗ Minh Loan, Phụ trách khoa Sức khỏe vị thành niên - Bệnh viện Nhi Trung ương, trầm cảm là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên.

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú. Trầm cảm ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ và hành xử và có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về cảm xúc và thể chất. Bạn có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày bình thường và đôi khi bạn có thể cảm thấy như thể cuộc sống không đáng sống.

Theo TS.BS Đỗ Minh Loan, trầm cảm là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên. Số liệu của một số nghiên cứu tại Việt nam cho thấy tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%.

Yếu tố gia đình, các sự kiện xảy ra trong cuộc sống, yếu tố cá nhân được coi là một trong những yếu tố có tác động đến trầm cảm vị thành niên - BS. Loan cho hay.

Tram cam o tre vi thanh nien anh 1
Cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu bất thường ở trẻ để can thiệp kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ vị thành niên

BS Loan chỉ rõ các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên. Nếu bố mẹ bạn, người thân của bạn hoặc chính bạn thấy có một trong các biểu hiện dưới đây, hãy đến bệnh viện ngay khi có thể để được sàng lọc, tư vấn và hỗ trợ.

- Cảm giác buồn bã, trống rỗng hoặc vô vọng.

- Giận dữ, cáu kỉnh hoặc thất vọng chỉ với những vấn đề rất nhỏ.

- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết hoặc tất cả các hoạt động bình thường, chẳng hạn như sở thích hoặc thể thao.

- Rối loạn giấc ngủ, bao gồm mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

- Mệt mỏi vì vậy ngay cả những nhiệm vụ nhỏ cũng phải nỗ lực rất nhiều.

- Giảm sự thèm ăn và giảm cân hoặc ngược lại tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân.

- Lo lắng, kích động hoặc bồn chồn.

- Suy nghĩ chậm chạp, kém tập trung.

- Cảm giác vô dụng hoặc mặc cảm, cảm giác có tội nhiều hoặc tội không đúng.

- Khó suy nghĩ, khó tập trung, khó đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ.

- Có suy nghĩ về cái chết, ý nghĩ tự tử, cố gắng tự tử hoặc tự tử.

- Có các vấn đề về cơ thể không giải thích được như đau lưng hoặc đau đầu.

Căng thẳng mạn tính ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? Căng thẳng thường xuyên tác động tiêu cực đến sức khỏe, ảnh hưởng tới tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, đột quỵ...

https://suckhoedoisong.vn/bac-si-chi-ro-nhung-dau-hieu-tram-cam-o-tre-vi-thanh-nien-cha-me-can-biet-n156527.html

Theo Lê Nguyên / Sức Khỏe Đời Sống

Bạn có thể quan tâm