Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chi tiêu trong bão giá

Bão giá làm sụp đổ các nhà hàng khắp châu Á

Lợi nhuận của nhà hàng lẩu cay Ma Hong đã giảm 1/5 kể từ khi mở cửa ở Bắc Kinh (Trung Quốc) vào năm 2021, bởi giá ba chỉ bò tăng gấp rưỡi và các nguyên liệu khác cũng đội giá.

"Chúng tôi không tăng giá món ăn. Do tác động của đại dịch, cuộc sống ai cũng bị ảnh hưởng. Tại Bắc Kinh cũng vậy, chúng tôi không phải nhà hàng duy nhất chịu thiệt hại", ông Ma Hong nói với Reuters.

Các nhà hàng ở châu Á như của Ma, kể cả các quầy hàng rong, đang đối mặt lựa chọn khó khăn là chấp nhận chịu thiệt hại khi vật giá tăng cao, hoặc phải tăng giá bán và có nguy cơ mất khách hàng trung thành.

Giá nguyên liệu và nhiên liệu tăng đột biến do sự cố chuỗi cung ứng trong đại dịch Covid-19, được thúc đẩy bởi cuộc xung đột Nga và Ukraine đang khiến doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng lao đao.

bao gia tan cong nha hang chau A anh 1

Khách ăn lẩu trong một nhà hàng ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: Tingshu Wang/Reuters.

Bão giá

Theo Business Standard, chỉ số lạm phát trong toàn khu vực, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Hàn Quốc gần đây đều đồng loạt tăng cao hơn dự báo.

Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết vào đầu tháng 4, giá hàng hóa tăng cao đã đẩy lạm phát ở châu Á đang phát triển tăng lên 3,7% trong năm nay. Mặc dù con số này tương đối thấp so với tỷ giá ở Mỹ, nó buộc các nhà hoạch định chính sách phải chuyển trọng tâm.

Tại Trung Quốc, giá sản xuất tăng 8,3% so với một năm trước đó, giảm so với mức 8,8% trong tháng 2 nhưng vẫn cao hơn mức ước tính trung bình là 8,1%.

Giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống tại Nhật Bản, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, đã tăng 0,6% trong tháng 2 so với một năm trước đó, tốc độ nhanh nhất trong hai năm, do chi phí năng lượng tăng.

bao gia tan cong nha hang chau A anh 2

Bà Choi nói rằng giá nguyên liệu tăng cao buộc bà phải tăng giá bán. Ảnh: Reuters.

Bà Choi Sun-hwa (67 tuổi), một chủ cửa hàng kim chi ở Hàn Quốc, cho biết chỉ mua được 7 cây cải thảo với mức giá mà bà từng mua được 10 cây.

Kim chi truyền thống được phục vụ như món ăn phụ miễn phí trong các bữa ăn ở nhà hàng Hàn Quốc, nhưng bây giờ nó cũng trở thành món xa xỉ.

Seo Jae-eun, một khách hàng tại cửa hàng của bà Choi, nói vui rằng kim chi nên được gọi là "keum-chi", theo tiếng Hàn Quốc có nghĩa là "vàng".

"Tôi không thể xin các nhà hàng cho thêm kim chi, giá rau cũng quá đắt để tự làm ở nhà nên phải đi mua", cô nói.

Bà Choi nói rằng sẽ không thể tiếp tục nghề này nếu không tăng giá bán.

Mohammad Ilyas, một đầu bếp tại cửa hàng cơm trộn biryani ở Karachi (Pakistan), cho biết giá một kg gạo trộn đủ ăn cho 3-4 người đã tăng gấp đôi lên 400 rupee Pakistan (2,20 USD).

"Tôi đã làm việc tại quán ăn này 15 năm nay. Bây giờ, giá gạo và gia vị tăng quá cao đến nỗi người nghèo không đủ tiền để ăn cơm".

Tăng giá, cắt giảm khẩu phần

Theo Business Standard, Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, cũng đang đối diện khó khăn về lương thực và năng lượng.

Tại quầy bán rau củ của mình ở ngoại ô Mumbai, Dnyaneshwar Uttam Sante, đưa túi đựng rau trộn mà anh vừa đóng gói cho một khách hàng. Anh tính giá 450 rupee, tương đương gần 6 USD, cao hơn khoảng 80% so với một vài vài tuần trước.

"Tôi cũng bất lực", Sante nói ngay khi một khách hàng phàn nàn về giá "không thể tin được" của một bình gas nấu ăn, nó đã tăng gần 30% lên 960 rupee.

bao gia tan cong nha hang chau A anh 3

Giá nguyên liệu tăng buộc nhiều nhà hàng tăng giá bán hoặc cắt giảm khẩu phẩn. Ảnh: theedgemarkets.

Nhiều nhà hàng khác đang đối diện với áp lực chi phí tăng bằng cách cắt giảm quy mô và khẩu phần món ăn.

Tại một trong những góc ẩm thực đường phố của Jakarta (Indonesia), Syahrul Zainullah, người bán cơm chiên nasi goreng, đã phải giảm khẩu phần món cơm rang đặc sản của nước này thay vì tăng giá hoặc sử dụng các nguyên liệu chất lượng thấp hơn.

Sức ép giá cả cũng đang làm thay đổi thói quen của nhiều người tiêu dùng châu Á.

Steven Chang, một nhân viên ngành dịch vụ 24 tuổi, từng thường xuyên ăn ở Just Noodles, một cửa hàng mì ramen nổi tiếng ở Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), nhưng đang cân nhắc lại việc chi tiêu của mình.

"Tôi sống xa bố mẹ nên thường xuyên phải ăn uống ngoài quán. Giờ tôi sẽ cố gắng hạn chế ăn ngoài và tự nấu ăn nhiều hơn", Chang nói.

Những cô gái livestream xuyên đêm trên đường phố Trung Quốc

Để thu hút người xem, không ít streamer ở Trung Quốc sẵn sàng ngồi ngoài trời cả đêm để phát trực tiếp, trò chuyện cùng dân mạng.

Chi tiêu trong bão giá

Cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt tăng cao đang đặt gánh nặng lên nhiều thế hệ, song những người trẻ dưới 30 tuổi có thể là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Họ phải cân nhắc các khoản chi tiêu cho thực phẩm, tiền nhà, đi lại, học tập, giải trí. Việc sống độc lập tại đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội chưa bao giờ dễ dàng. Zing Lifestyle giới thiệu những câu chuyện của các bạn trẻ trong thời bão giá, cách chi tiêu và xoay vòng đồng tiền, quản lý tài chính cá nhân để không giảm chất lượng cuộc sống nhưng vẫn cân bằng được việc làm - ăn - chơi.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm