Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bảo hiểm xã hội khi về già: Cần thiết nhưng đừng phụ thuộc

Hiểu về tầm quan trọng và thực trạng của bảo hiểm xã hội tại Việt Nam là cách người trẻ chuẩn bị cho mình tâm lý, kế hoạch tích lũy, đầu tư cho giai đoạn tuổi già.

tai chinh ca nhan anh 1tai chinh ca nhan anh 2
  • Hội viên CMA Australia - Chương trình quốc tế trong lĩnh vực Quản trị tài chính và Quản chiến lược dành cho các nhà quản lý cấp cao tại Australia.
  • Thành viên Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA).

Nhiều năm làm việc, tư vấn cho các khách hàng tại Việt Nam, tôi nhận ra có một khái niệm rất quan trọng nhưng phần lớn đều không nắm rõ, đó chính là bảo hiểm xã hội (BHXH).

Khi đất nước phát triển, BHXH ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Người lao động là những đối tượng bắt buộc tham gia đóng BHXH, trong khi đó người dân cũng có thể tham gia BHXH theo hình thức tự nguyện và được hưởng những quyền lợi từ các chế độ của BHXH mang lại.

Song, chỉ nghe như thế và dựa vào BHXH hoàn toàn khi về già không phải là kế hoạch tài chính thông minh.

Hoạt động và quyền lợi của BHXH

Để hiểu hơn về bảo hiểm, chúng ta cần biết bảo hiểm trên thị trường được chia làm 2 loại: Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện và bảo hiểm do tư nhân thực hiện.

Tất cả các loại bảo hiểm dù do Nhà nước hay tư nhân quản lý đều mang các mục tiêu cơ bản: bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an sinh và hưu trí cho xã hội.

Trong đó, việc bảo vệ an sinh và hưu trí cho người lao động là vai trò của 2 nhóm bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội (thuộc Nhà nước) và Bảo hiểm hưu trí tự nguyện (thuộc tư nhân).

Tôi có thể giải thích đơn giản và dễ hiểu nhất về BHXH như sau:

BHXH là chính sách (bắt buộc) của Nhà nước nhằm cung cấp những an sinh xã hội tối thiểu cho công chức, lực lượng vũ trang, người lao động và các thành phần xã hội được ưu tiên hỗ trợ khác.

Cơ chế vận hành đơn giản có 3 hoạt động chính: Hoạt động đóng góp là trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp và người lao động; sau đó quỹ BHXH sẽ được tích lũy thông qua hoạt động đầu tư; cuối cùng là hoạt động chi trả để cung cấp chế độ an sinh xã hội cho các đối tượng theo quy định của nhà nước.

Về cơ bản, vai trò quan trọng nhất của BHXH đối với người lao động chính là quỹ hưu trí – cung cấp lương hưu cho người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu.

tai chinh ca nhan anh 3

Tất cả các loại bảo hiểm dù do Nhà nước hay tư nhân quản lý đều mang các mục tiêu cơ bản: bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an sinh và hưu trí cho xã hội. Ảnh minh họa: Tima Miroshnichenko/Pexels.

BHXH của người Việt bị hạn chế?

Có thể thấy bảo hiểm có vai trò rất lớn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến tầm nhìn tài chính dài hạn, song có nhiều yếu tố khiến nhiều người Việt Nam không quá quan tâm về BHXH mà tôi nhận thấy như sau:

Hiểu biết về tài chính của người Việt còn hạn chế: Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng gần như là một phần không thể thiếu trong bức tranh tài chính của mỗi người. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục tài chính cá nhân tại Việt Nam vài năm trước đây gần như là một con số không tròn trĩnh.

Thay vì là một sản phẩm bất ly thân trong cuộc đời tài chính của một cá nhân và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bảo hiểm hưu trí của quốc gia, BHXH hiện tại lại là một từ khóa mông lung đối với hầu hết thế hệ người Việt. Thậm chí nhiều người còn khó phân biệt giữa BHXH và bảo hiểm nhân thọ.

Sự hạn chế về hiệu quả của BHXH:

  • Theo kiểm toán nhà nước, quỹ hưu trí sẽ bội chi vào năm 2032 và âm vào 2049. Nghĩa là số tiền người lao động đóng vào quỹ hưu trí sẽ không đủ cung cấp cho bộ phận được hưởng BHXH. Điều này làm tăng rủi ro về thay đổi chính sách (tăng tỷ lệ đóng góp, tăng số năm đóng góp, giảm tỷ lệ hưởng ...) cho người lao động tham gia.
  • BHXH được thiết kế để cung cấp mức an sinh tối thiểu (giới hạn về mức đóng, mức chi trả). Thực tế BHXH tại Việt Nam đang không thể nào hỗ trợ được cho nhu cầu chi tiêu của một cá nhân có mức sống trung bình tại hầu hết thành phố lớn tại Việt Nam, bên cạnh đó mức độ hỗ trợ này sẽ còn giảm trong tương lai.
  • Hoạt động đầu tư của BHXH thiếu hiệu quả.
tai chinh ca nhan anh 4

Có nhiều lý do và hạn chế khiến người Việt không quan tâm nhiều đến bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa: Phương Lâm.

Đối với lao động là nữ, từ 2020 trở đi, điều kiện về thời gian được hưởng lương hưu là 15 năm đóng BHXH và đủ tuổi về hưu theo quy định của Luật BHXH (đủ 55 tuổi trở lên). Mức lương hưu sẽ là 45% mức bình quân thu nhập đóng BHXH

Đối với lao động là nam, từ 2020 trở đi, điều kiện về thời gian được hưởng lương hưu là 20 năm đóng BHXH và đủ tuổi về hưu theo quy định của Luật BHXH (đủ 60 tuổi trở lên). Mức lương hưu sẽ là 45% mức bình quân thu nhập đóng BHXH.

Sau đó, để có thể hưởng mức lương hưu tối đa, cả lao động nam và nữ cần phải đóng đủ 15 năm BHXH (với mỗi năm là + 2% mức thu nhập bình quân đóng BHXH). Mức lương hưu tối đa được nhận sẽ là 75% mức thu nhập bình quân đóng BHXH.

Bức tranh tài chính khi về già

Như tôi chia sẻ bên trên, BHXH đóng vai trò thật sự quan trọng trong việc hỗ trợ hưu trí và an sinh xã hội cho người lao động.

Tuy nhiên, thực tế hiện trạng tại Việt Nam, BHXH không đủ để chi trả cho nhu cầu thực tế của người lao động sau khi về hưu. Cùng với đó là chế độ an sinh cho người già ở Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót.

Những con số thực tế đã minh chứng tình trạng này như sau:

  • Theo Ủy Ban Quốc Gia về người già tại Việt Nam, Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới – nước ta chính thức bước vào giai đoạn "già hóa dân số" từ năm 2011.
  • Hiện tại có đến 70% người già (60 tuổi đối với nữ và 65 tuổi đối với nam) không có thu nhập và 30% không có bảo hiểm y tế.
  • Trung bình mỗi người già sẽ mắc 2,69 bệnh và chịu 14 năm bệnh tật.
  • Tỷ số hỗ trợ người già dựa trên tỷ trọng giữa người lao động (15 – 64 tuổi) trên người già (65 tuổi trở lên), sẽ giảm 50% trong 20 năm (từ 7,3 người vào năm 2009 còn 3,85 người vào năm 2029)

Cơ chế của bảo hiểm xã hội là "Pay as you go", nghĩa là số lượng đóng góp của người lao động sẽ ngay lập tức được chi trả cho những cá nhân đã đạt điều kiện nhận lương hưu trong cùng một giai đoạn.

Tỷ số này nói lên sự thâm hụt giữa nguồn thu (đóng góp từ người đang lao động) và khoản chi (cung cấp an sinh cho các đối tượng đủ điều kiện) của BHXH sẽ xảy ra vào khoảng 2029 – 2031.

tai chinh ca nhan anh 5

Để đảm bảo cuộc sống khi về già, chúng ta không nên phụ thuộc hoàn toàn vào BHXH. Ảnh minh họa: Phương Lâm.

Đối với một người lao động, hiểu rõ vai trò quan trọng cũng như thực trạng BHXH chính là hiểu rõ tình trạng an sinh xã hội hiện tại và những tác động trực tiếp của chúng lên cuộc sống và tương lai của mỗi chúng ta.

Từ đó, lời khuyên của tôi là các bạn nên chuẩn bị cho bản thân một kế hoạch tài chính toàn diện hơn để lấp đầy những điểm khuyết cho cuộc sống sau khi về hưu, thay vì chỉ trông chờ vào BHXH.

Cụ thể, đó là những sản phẩm bảo hiểm bù đắp và những kế hoạch đầu tư, tích lũy nhằm đảm bảo cho một tương lai tài chính an toàn và bền vững.

Cách tài chính gây mâu thuẫn với tình bạn, tình yêu

Nhiều người ngại ngùng khi nhắc đến tiền bạc trong mối quan hệ với người thân, bạn bè hoặc người yêu. Chính điều này gây khả năng mâu thuẫn.

Nên đầu tư tiền vào đâu?

Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.

Mỹ Trinh

Đồ họa: Hina

Bạn có thể quan tâm