Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cách tài chính gây mâu thuẫn với tình bạn, tình yêu

Nhiều người ngại ngùng khi nhắc đến tiền bạc trong mối quan hệ với người thân, bạn bè hoặc người yêu. Chính điều này gây khả năng mâu thuẫn.

tai chinh anh 1
tai chinh anh 2tai chinh anh 3
  • Hội viên CMA Australia - Chương trình quốc tế trong lĩnh vực Quản trị tài chính và Quản chiến lược dành cho các nhà quản lý cấp cao tại Australia.
  • Thành viên Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA).

Tài chính, bao gồm tiền bạc, cách chi tiêu, không chỉ có vai trò quan trọng với cá nhân mà còn là khía cạnh tương tác trực tiếp giữa các mối quan hệ trong cuộc sống.

Nhiều người vốn coi đây là vấn đề nhạy cảm, khó nói, vì thế chẳng mấy khi chia sẻ với người thân về các vấn đề tài chính. Việc chia sẻ hóa đơn ra sao, khả năng chi trả số tiền cho chuyến du lịch chung hay khoản nợ kéo dài... cũng đều bị giấu nhẹm.

Tất nhiên, không cần "khai báo" tất cả vấn đề tài chính của mình. Tuy vậy, đôi khi, chính sự giấu giếm, không minh bạch trong các khoản chi tiêu chung sẽ trở thành nguyên nhân làm đổ vỡ các mối quan hệ từ gia đình, cho đến ngoài xã hội.

Mối quan hệ có thể đổ vỡ vì tiền

Với nhiều người, việc chia sẻ minh bạch về tài chính là điều tương đối mới mẻ, chưa thể thích nghi. Điều này càng khó khăn nếu đồng tiền có liên quan đến lợi ích riêng của từng cá nhân.

Nhiều cặp đôi cãi vã, thậm chí chia tay vì không tìm được tiếng nói chung trong chuyện tiền bạc; mâu thuẫn phân chia tài sản phức tạp sau ly hôn; hoặc những vụ tranh giành tài sản thừa kế...

Từ những sự việc như thế, tôi cho rằng bản chất của mâu thuẫn tài chính đều đến từ xung đột lợi ích. Đặc biệt, mâu thuẫn giữa những người có mối quan hệ mật thiết với nhau lại dễ xảy ra hơn ở những người xa lạ.

tai chinh anh 4

Thiếu minh bạch, sòng phẳng với nhau ngay từ đầu, ta dễ gặp mâu thuẫn về tài chính trong các mối quan hệ. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels.

Theo tôi, có 4 lý do chính dẫn đến mâu thuẫn tài chính trong một mối quan hệ:

  • Khoảng cách giữa sự thù hận và yêu mến rất mong manh: Khi quá hiểu về người khác, việc chuyển từ yêu sang ghét, hoặc ngược lại khá dễ dàng. Ranh giới mong manh này là lý do khiến mọi mối quan hệ dễ đổ vỡ, nhưng cũng rất bền chặt.
  • Thói quen đặt tình thân lên trên pháp lý: Đây là vấn đề nhiều người mắc phải, dẫn đến việc họ thiếu minh bạch, rõ ràng với nhau về tiền bạc ngay từ đầu. Trong mối quan hệ thân thiết, đặc biệt là quan hệ gia đình, ta có xu hướng cả nể, sợ mất lòng khi đề cập đến vấn đề tiền bạc, tài sản.
  • Tâm lý nhạy cảm về các vấn đề tài chính
  • Tất cả lý do trên: Nỗi sợ khi đề cập đến tài chính kết hợp với lối sống dĩ hòa vi quý là gốc rễ của sự mẫu thuẫn trong mối quan hệ. Nhiều người đến nay vẫn có tâm lý đề cao sự phóng khoáng và xem nhẹ giá trị đồng tiền. Điều này dẫn đến việc họ xem quản lý chi tiêu là vấn đề nhạy cảm, không nên được đề cập trực tiếp với người khác, thậm chí, những người quá rạch ròi về tiền bạc cũng bị xem là keo kiệt, bủn xỉn.

Từ đó, chúng ta không có bất kỳ trao đổi, thỏa thuận nào với nhau, cho đến khi cảm thấy lợi ích bị ảnh hưởng, ta bắt đầu tranh chấp và làm rạn nứt mọi mối quan hệ mà mình đã bồi đắp suốt thời gian qua.

Đâu là giải pháp?

Giải pháp duy nhất để ngăn chặn mâu thuẫn tài chính trong các mối quan hệ chính là minh bạch, sòng phẳng ngay từ đầu.

Theo tôi, đây là yêu cầu đặc biệt cấp thiết và quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào, dù là cha mẹ với con cái, vợ-chồng hay bạn bè, đồng nghiệp, đối tác làm ăn...

"Mất lòng trước, được lòng sau", đó là cách để các bạn giải quyết mọi gốc rễ có thể gây ra mâu thuẫn.

Với những vấn đề về tài chính và tài sản, chúng ta đã có pháp luật bảo hộ quyền lợi cho mỗi cá nhân. Tôi khuyên mọi người nên tập làm quen với việc có hợp đồng, giấy tờ rõ ràng cho mọi vấn đề liên quan đến tài chính để đảm bảo quyền lợi cho tất cả những người trong cuộc.

Nếu là cha mẹ, có con, di chúc nên được lập sẵn và cập nhật theo thời gian. Vợ chồng kết hôn nên có hợp đồng phân chia tài sản nếu ly hôn. Anh chị em trong gia đình cũng tương tự.

tai chinh anh 5

Sòng phẳng và minh bạch ngay từ đầu là cách quản trị rủi ro tốt nhất cho mọi mối quan hệ. Ảnh minh họa: Timur Weber/Pexels.

Thực tế, trên thế giới, những hợp đồng tiền hôn nhân sòng phẳng, rõ ràng là xu hướng mới của thời đại. Đây là yếu tố đảm bảo cho cả tổ ấm và tài sản của chúng ta. Khi mọi thứ là sự đồng thuận, ký kết giữa đôi bên, không có lý do gì lại khiến chúng ta mâu thuẫn về tài chính nữa.

Tại Việt Nam, hợp đồng tiền hôn nhân vẫn còn khá mới mẻ với nhiều cặp vợ chồng. Tuy nhiên, theo góc nhìn của tôi, tờ giấy này không hề làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai, thậm chí còn khiến mối quan hệ trở nên khăng khít, thấu hiểu hơn.

Có 2 thứ chúng ta không được dự báo trước, đó là tương lai và rủi ro. Quan điểm từ tôi là "phòng bệnh luôn hơn chữa bệnh", rõ ràng với nhau ngay từ khi chưa có sự tranh giành, chúng ta sẽ tránh được sự tranh chấp không đáng có.

Cuối cùng, rõ ràng mọi tranh chấp và rủi ro đã được ngăn chặn và giải quyết ngay từ đầu, chúng ta sẽ toàn tâm, toàn ý để xây dựng tài sản, sự nghiệp, vun vén cho hạnh phúc gia đình. Đó không phải là cách trực tiếp đẩy lùi mọi sự mâu thuẫn hay sao?

Trước khi tiêu tiền, xem mình ở đâu trong tháp tài sản

Sức khỏe, kiến thức là đáy của tháp tài sản, trong khi các hình thức đầu tư may rủi thuộc tầng trên cùng. Nhiều người tập trung cho phần chóp mà quên việc xây dựng nền móng.

Nên đầu tư tiền vào đâu?

Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.

Mỹ Trinh

Đồ họa: Anny Nhi

Bạn có thể quan tâm