Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam lần đầu trưng bày 200 tác phẩm

200 tác phẩm mỹ thuật của 193 họa sĩ, nhà điêu khắc về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng lần đầu ra mắt công chúng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

my thuat toan quoc,  Bao tang Lich su,  Quan su Viet Nam, Lich su Quan su Viet, anh 1

Sáng 15/11, lễ khai mạc Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng (2019-2024) đã diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Hà Nội). Triển lãm nằm trong khuôn khổ các hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

my thuat toan quoc,  Bao tang Lich su,  Quan su Viet Nam, Lich su Quan su Viet, anh 2

Không gian trưng bày của triển lãm đưa tới cho người xem 200 tác phẩm gồm nhiều thể loại như hội họa, đồ họa điêu khắc của 193 họa sĩ, nhà điêu khắc. Các tác phẩm phản ánh truyền thống đánh giặc giữ nước qua các cuộc kháng chiến của dân tộc ta.

my thuat toan quoc,  Bao tang Lich su,  Quan su Viet Nam, Lich su Quan su Viet, anh 3

Tác phẩm Bác về Pác Bó được họa sĩ Hà Quang Thắng thực hiện bằng chất liệu sơn dầu.

my thuat toan quoc,  Bao tang Lich su,  Quan su Viet Nam, Lich su Quan su Viet, anh 8

Bên cạnh đó cũng có những tác phẩm khắc họa chân dung của những bậc tiền nhân như Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ qua tác phẩm Anh hùng áo vải (2024) do họa sĩ Trần Mạnh Tốt thực hiện bằng chất liệu sơn dầu.

my thuat toan quoc,  Bao tang Lich su,  Quan su Viet Nam, Lich su Quan su Viet, anh 9

Tác phẩm khổ lớn mang tên Cứu dân vùng lũ (2024) thực hiện bằng chất liệu sơn mài của tác giả Trịnh Hoàng Tân.

my thuat toan quoc,  Bao tang Lich su,  Quan su Viet Nam, Lich su Quan su Viet, anh 10

Tác phẩm Những cánh bay canh trời (2022) của tác giả Phạm Ngọc Doanh thực hiện bằng chất liệu màu acrylic.

my thuat toan quoc,  Bao tang Lich su,  Quan su Viet Nam, Lich su Quan su Viet, anh 11

Tác phẩm Ấm tình biên cương của tác giả Trịnh Văn Xung thực hiện bằng chất liệu sơn dầu.

my thuat toan quoc,  Bao tang Lich su,  Quan su Viet Nam, Lich su Quan su Viet, anh 12

Tác phẩm Hiên ngang Trường Sa của tác giả Phạm Hoàng Văn thực hiện bằng chất liệu sơn mài.

my thuat toan quoc,  Bao tang Lich su,  Quan su Viet Nam, Lich su Quan su Viet, anh 13

Tác phẩm Một ngày mới của tác giả Đoàn Văn Thân thực hiện bằng chất liệu màu acrylic.

my thuat toan quoc,  Bao tang Lich su,  Quan su Viet Nam, Lich su Quan su Viet, anh 14

Bên cạnh đó, triển lãm cũng trưng bày 30 tác phẩm điêu khắc của 28 tác giả, bao gồm tác phẩm điêu khắc gỗ của nhà điêu khấc Đỗ Bá Quang. Ông cho biết: "Tôi đã thấy rất nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắc làm về chủ đề Chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy nhiên chưa có tác phẩm điêu khắc bằng chất liệu gỗ nào nói về chiến công của những người dân công hỏa tuyến, đó là lý do để tôi thực hiện tác phẩm này. Thông qua tác phẩm, tôi muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ về những hi sinh, mất mát của lớp cha anh đi trước để giành được độc lập cho dân tộc".

my thuat toan quoc,  Bao tang Lich su,  Quan su Viet Nam, Lich su Quan su Viet, anh 15

Triển lãm bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ ngày 15/11, tại tầng 2 của khu nhà chính Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

Chuyến độc hành của một nhà sư Ấn Độ

Triển lãm "Solivagant" (Độc hành) trưng bày những tác phẩm được thực hiện bởi nhà sư, học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche trong những chuyến đi khắp thế giới.

Con người bắt đầu uống cà phê từ khi nào

Có một số bằng chứng cho thấy rằng từ xa xưa ở Ethiopia người ta ăn quả của cây cà phê, cuốn với mỡ động vật như một món ăn vặt tăng sự hưng phấn. Có chứng cứ về việc người ta uống cà phê vào cuối thế kỷ 15, nhưng không đủ để khẳng định quán cà phê đầu tiên là Kiva Han, được mở năm 1475 ở Constantinople. Trước những năm 1600 thói quen uống cà phê chưa lan đến châu Âu và việc sử dụng cà phê chủ yếu là cho mục đích y tế chứ không phải để thưởng thức.

Việt Linh

Bạn có thể quan tâm