Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Bật đèn xi nhan bao xa trước khi rẽ để tránh được tai nạn?

Luật chưa quy định khoảng cách bắt buộc phải bật đèn xi nhan trước khi chuyển hướng. Nhưng bật xi nhan muộn quá hoặc tắt sớm quá cũng có thể gây tai nạn.

Xe may vi pham giao thong anh 1

1. Tài xế nên bật đèn khoảng cách bao xa trước khi chuyển hướng để tránh tai nạn giao thông và không bị xử phạt?

  • 20 - 25 m
  • 25 - 30 m
  • 30 - 35 m

Theo chỉ dẫn của Cục CSGT, luật chưa quy định khoảng cách bắt buộc phải bật đèn xi nhan trước khi cho xe chuyển hướng. Để bảo đảm an toàn, người điều khiển nên bật xi nhan trước khoảng 25-30 m. Sau khi rẽ xong, cũng duy trì thêm 5-10 m ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt xi nhan.

Xe may vi pham giao thong anh 2

2. Người điều khiển ôtô, xe máy sẽ bị xử phạt hành chính nếu không bật đèn chiếu sáng ban đêm trong khoảng thời gian nào?

  • Từ 18h đến 6h
  • Từ 19h đến 5h
  • Từ 19h đến 6h

Theo các khoản 2 và 3 Nghị định 46, hành vi không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị xử phạt. Ôtô từ 600.000-800.000 đồng. Xe máy từ 80.000-100.000 đồng.

Xe may vi pham giao thong anh 3

3. Người ngồi sau xe máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm có bị xử phạt hành chính?

  • Chỉ tài xế bị xử phạt
  • Phạt cả tài xế và người ngồi sau

Theo điều 6 Nghị định 46, người điều khiển và người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai khi tham gia giao thông (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có vi phạm pháp luật) bị phạt hành chính từ 100.000-200.000 đồng.

Xe may vi pham giao thong anh 4

4. Người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại khi tham giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

  • 100.000 - 200.000 đồng
  • 200.000 - 300.000 đồng
  • 300.000 - 400.000 đồng

Theo khoản 3, điều 6 Nghị định 46, người điều khiển xe máy (kể cả xe máy điện) sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi tham gia giao thông bị phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng.

Xe may vi pham giao thong anh 5

5. Sử dụng giấy hẹn trong thời gian chờ cấp bằng lái để điều khiển ôtô, xe máy có bị CSGT xử phạt?

  • Không

Theo điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển ôtô, xe máy tham gia giao thông phải mang theo Giấy phép lái xe. Nghị định 46 quy định xử phạt đối với hành vi không có, không mang theo bằng lái. Do đó, bản sao (kể cả có chứng thực) không có giá trị thay thế bản chính.


Xe may vi pham giao thong anh 6

6. Người vi phạm luật bị CSGT tạm giữ xe nhưng không ký vào biên bản, làm thế nào để lấy lại phương tiện?

  • Ký bổ sung và nộp phạt
  • Bị tịch thu phương tiện
  • Phải viết giấy cam đoan

Theo Thông tư 02 của Bộ Công an, người vi phạm làm mất biên bản vi phạm hành chính thì phải có đơn cam đoan và xác nhận của chính quyền địa phương cư trú. Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định, sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm, nếu bạn không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, bạn phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Tài xế nên làm gì khi gặp cùng lúc nhiều loại xe ưu tiên?

Khi gặp cùng một lúc nhiều loại xe ưu tiên tại các giao lộ, người lái xe nên làm gì để đúng quy tắc giao thông, tránh vi phạm luật?




Hoàng Lam

Bạn có thể quan tâm