Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bảy ngọn núi trong dãy Thất Sơn ở An Giang

Lữ khách đứng trên vồ Bồ Hong, nhìn ra bốn phương, mây núi chập chờn, với những cánh đồng, núi non trùng điệp thấp thoáng.

1/ Núi Thủy Đài Sơn ( Núi Nước) Núi Thủy Đài Sơn nằm cách thị trấn Ba Chúc chừng 2,0km về phía đi ra ngã ba Lạc Quới. Núi Thủy Đài Sơn là ngọn núi nhỏ nhất, và cũng là thấp nhất trong dãy Thât Sơn, với độ cao chỉ là 20m. Xung quanh hòn núi này khung cảnh thật đẹp, với những cánh đồng lúa chín vàng tươi, xa xa là dãy núi Ngọa Long Sơn ( núi Dài) nằm ngang phía trước.
Núi Thủy Đài Sơn (núi Nước): Núi cách thị trấn Ba Chúc chừng 2 km về phía ngã ba Lạc Quới. Đây là ngọn núi nhỏ nhất, thấp nhất trong dãy Thất Sơn, với độ cao chỉ là 20 m. Xung quanh hòn núi này khung cảnh thật đẹp, với những cánh đồng lúa chín vàng tươi, xa xa là dãy núi Ngọa Long Sơn (núi Dài) nằm ngang phía trước.

Vào mùa lũ thì nơi đây càng tuyệt vời hơn. Vì xung quanh là một biển nước mênh mông, chỉ còn lại là một hòn núi nho nhỏ nằm trơ trọi bên những cơn sóng vổ Dù ở độ cao rất là khiêm tốn. nhưng do nằm ở một khoảng không rất là rộng rãi, nên lúc nào gió nơi đây cũng thổi đến rất nhiều, tạo nên một không gian rất là thoáng đãng và mát mẽ trên đỉnh núi Điều đặt biệt những phiến đá nơi đây. Đều Bóng nhẳn và rất phẳng như bàn thạch, trông rất đẹp. Điều đó chứng tỏ, thời xa xưa ngọn núi này đã từng nằm dưới mặt nước trong một thời gian rất dài, nên áp lực của nước đã tác động trên những phiến đá. Tạo nên những mặt phẳng thật đẹp Những phiến đá bóng láng, có hình thể rất đẹp mắt, nằm rãi rác trên đỉnh núi.
Vào mùa lũ, nơi đây càng tuyệt vời hơn, vì xung quanh là một biển nước mênh mông, chỉ còn lại một hòn núi nho nhỏ nằm trơ trọi bên những cơn sóng. Dù ở độ cao khiêm tốn, do nằm ở một khoảng không rất là rộng rãi, lúc nào gió nơi đây cũng thổi đến rất nhiều, tạo nên không gian thoáng đãng và mát mẽ trên đỉnh núi. Điều đặt biệt những phiến đá bóng nhẳn và rất phẳng như bàn thạch. Từ thời xa xưa, ngọn núi này đã từng nằm dưới mặt nước trong một thời gian rất dài, nên áp lực của nước đã tác động trên những phiến đá, tạo nên những mặt phẳng thật đẹp.
Chân ngọn núi nằm hoàn toàn dưới nước trong mùa lũ. Nên tên núi được gọi là Thủy Đài Sơn.
Chân núi nằm hoàn toàn dưới nước trong mùa lũ, nên tên núi được gọi là Thủy Đài Sơn.
2/ Núi Ngũ Hồ Sơn ( núi Dài 5 Giếng), Núi Ngũ Hồ Sơn, có độ cao so với mực nước biển là =+265m. Là ngọn núi cao thứ tư trong Bảy Núi, Núi thuộc thị trấn Nhà Bàng, vách phía Tây và Đông thuộc địa phận xã An Phú, Văn Giáo của Tịnh Biên. Núi có địa hình rất hiểm trở. Núi Ngũ Hồ sơn nằm đối diện với núi Anh Vũ Sơn ( Ông Két).
Ngũ Hồ Sơn (núi Dài 5 Giếng): Núi có độ cao 265 m so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ tư trong bảy núi. Ngũ Hồ thuộc thị trấn Nhà Bàng, vách phía tây và đông thuộc địa phận xã An Phú, Văn Giáo của Tịnh Biên. Núi có địa hình rất hiểm trở, nằm đối diện với Anh Vũ Sơn (núi Ông Két).

Từ trên núi, có thể nhìn bao quát một vùng đất rộng lớn của TT. Nhà Bàng.
Bạn có thể nhìn bao quát một vùng đất rộng lớn của thị trấn Nhà Bàng.
Lên đỉnh núi có một khoảng đất trống rất rộng, chừng hơn 1000m2. Một phiến đá rất rộng nằm chiếm một diện tích ngay chính giữa trên khoảng đất này.
Đỉnh núi có một khoảng đất trống rất rộng, chừng hơn 1.000 m2. Một phiến đá rất rộng nằm chiếm một diện tích ngay chính giữa khoảng đất này.
3/ Núi Anh Vủ Sơn ( núi ông két) Núi Anh Vũ Sơn có độ cao là =+225m. Dài L=1.100m Nằm cách chợ Nhà Bàng khoảng chừng 2,5km, về phía về Huyện Tri Tôn Nhưng cũng có một con đường do người dân thường đi lên núi kiếm củi được mở ra để lên đỉnh. Đoạn này ngắn hơn đoạn vào cổng chính. Điều thú vị, là đoạn này còn rất hoang sơ ít người qua lại, khung cảnh rừng núi còn vẻ nguyên sinh, nên rất đẹp và thanh tịnh. Có những phiến đá tao hình dáng tự nhiên rất đẹp trên núi. Một phiến đá có hình dạng như chiếc thuyền độc mộc trên lưng chừng núi.
Anh Vũ Sơn (núi Ông Két): Núi Anh Vũ Sơn có độ cao là 225m, dài 1.100 m, nằm cách chợ Nhà Bàng khoảng chừng 2,5km, về phía huyện Tri Tôn. Đường lên đỉnh do người dân lên núi kiếm củi tạo thành. Đoạn này ngắn hơn đoạn vào cổng chính. Điều thú vị là đoạn này còn rất hoang sơ, ít người qua lại, khung cảnh rừng núi còn vẻ nguyên sinh, nên rất đẹp và thanh tịnh. Nhiều phiến đá tạo hình dáng tự nhiên rất đẹp. Một phiến đá có hình dạng như chiếc thuyền độc mộc trên lưng chừng núi.
Lên gần đến đỉnh núi, nhìn thấy bao quát cả một vùng đồi núi phía xa xa và những thửa ruộng đang xanh mướt Trên núi có một tảng đá có hình như là phần đầu của một ông Két, mặt ông két xây về hướng Tây. Tại nơi đây được gọi là đỉnh ông Két. Và núi này cũng có tên gọi là Anh Vũ Sơn.
Lên gần đến đỉnh, khách lữ hành bao quát cả một vùng đồi núi phía xa xa và những thửa ruộng xanh mướt. Trên núi có một tảng đá có hình giống phần đầu của một ông Két, mặt hướng về Tây. Tại nơi đây được gọi là đỉnh ông Két. Và núi này cũng có tên gọi là Anh Vũ Sơn.
4/ Núi Ngọa Long Sơn. (núi Dài lớn). Núi có độ cao =+580m.  Dài L= 8.000m Là ngọn núi dài nhất trong dãy Thất Sơn.
Ngọa Long Sơn (núi Dài lớn): Núi có độ cao 580 m, dài 8.000 m, là ngọn núi dài nhất trong dãy Thất Sơn.
Nằm cách Trung Tâm thị trấn Ba Chúc khoảng chừng 3,0km về phía TL đi trở ra hướng Tri Tôn Với những hàng trúc màu vàng, trông rất đẹp mắt, được trồng theo ven đường vào núi.
Núi cách trung tâm thị trấn Ba Chúc khoảng chừng 3 km về phía tây, đi trở ra hướng Tri Tôn, có những hàng trúc màu vàng, trông rất đẹp mắt, được trồng theo ven đường vào núi.
Dưới chân núi Ngọa Long Sơn đang xây dựng một hồ chứa nước rất lớn. Vừa phục vụ sinh hoạt cho người dân, vừa phục vụ cho Nông Nghiệp, và cũng sẽ là một điểm du lịch sinh thái trong tương lai.
Một hồ chứa nước lớn đang được xây dưới chân Ngọa Long Sơn, vừa phục vụ sinh hoạt cho người dân, vừa phục vụ cho nông nghiệp, và cũng sẽ là một điểm du lịch sinh thái trong tương lai.
5/ Núi Liên Hoa Sơn ( Núi Tượng). Có độ cao là= +145m.  Chiều dài L= 600m Đây là ngọn núi nhỏ thứ 2 trong dãy Thất Sơn. Nằm ở giữa trung tâm Thị Trấn Ba Chúc ( hình 11) Núi này đi lên được một đoạn là hết đường mòn,  phải định hướng mà lên núi. Vì cây rừng trên núi, ít bị khai hoang nên mọc rất um tùm lấp cả lối đi. Trên núi Tượng, trồng rất nhiều tre, che khuất cả lối lên núi. Những loại cây ăn trái rất ít khi gặp Trong dãi Thất Sơn, chỉ có núi Liên Hoa Sơn này. là chưa có đường nội bộ chạy xe lên núi như các núi khác. Vì ở đây người dân ít đưa những loại cây ăn trái vào trồng. Cũng ở khu vực núi Tượng, vào năm 1978 Pôn Pốt đã tàn sát những người dân vô tội trên 3.000 người. Núi nơi đây quá vắng vẻ và hiu quạnh, như sự chết chóc đã từng đi qua trên hòn núi này.
Liên Hoa Sơn (núi Tượng): Có độ cao 145 m, chiều dài 600 m, đây là ngọn núi nhỏ thứ 2 trong dãy Thất Sơn. Nằm ở giữa trung tâm thị trấn Ba Chúc, núi này đi lên được một đoạn là hết đường mòn, phải định hướng để đi lên. Cây rừng trên núi ít bị khai hoang nên mọc um tùm, lấp cả lối đi. Trên núi Tượng có nhiều tre, che khuất cả lối lên núi. Những loại cây ăn trái rất ít khi gặp trong dải Thất Sơn, chỉ có ở Liên Hoa Sơn. Núi cũng chưa có đường nội bộ chạy xe lên như các núi khác.
6/ Núi Thiên Cấm Sơn ( Núi Ông Cấm). Có độ cao=+716m.  Dài L= 7.500m Đây là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn,  Và cũng là ngọn núi thiêng nhất trong vùng Bảy Núi Là ngọn núi dài thứ nhì trong dãy Thất Sơn Núi Thiên Cấm Sơn đã có đường xe chạy lên núi. Và mới đây, vừa khai trương tuyến cáp treo lên đến hồ Thủy Liêm Muốn lên núi, có thể đi bộ theo các lối mòn trong rừng, hoặc đi xe khách lữ hành lên núi Trên núi có một hồ chứa nước thiên nhiên, rất rộng và đẹp, gọi là Hồ Thủy Liêm
Thiên Cấm Sơn (núi Ông Cấm): Có độ cao 716 m, dài 7.500 m, đây là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn, và cũng là ngọn núi thiêng nhất trong vùng Bảy Núi. Thiên Cấm Sơn đã có đường xe chạy lên núi, và mới đây vừa khai trương tuyến cáp treo lên hồ Thủy Liêm. Muốn lên núi, bạn có thể đi bộ theo các lối mòn trong rừng, hoặc đi xe khách lữ hành. Trên núi có một hồ chứa nước thiên nhiên rất rộng và đẹp, gọi là hồ Thủy Liêm.
Và một đập ngăn nước vừa xây dựng hoàn thành xong, ngăn nước từ dòng suối Thanh Long, tạo thành một cài hồ rất lớn, để chứa nước phục vụ cho người dân trên núi. Là Hồ Thanh Long  Đường lên núi, sương mù thường phủ kín cả lối đi.
Tại đây còn có một đập ngăn nước mới hoàn thành, ngăn nước từ dòng suối Thanh Long, tạo thành một hồ lớn, phục vụ cho người dân trên núi.
Những đám mây, lúc nào cũng như ẩn như hiện trên ngọn núi Điện Bồ Hong là đỉnh cao nhất của núi Thiên Cấm Sơn.  Vồ Bồ Hong cũng là Vồ cao nhất trong Năm Non. Trên vồ Bồ Hong, nhìn ra  bốn phương, mây núi chập chờn, với những cánh đồng, núi non trùng điệp thấp thoáng dưới chân.
Những đám mây lúc nào cũng như ẩn như hiện. Điện Bồ Hong là đỉnh cao nhất của Thiên Cấm Sơn. Vồ Bồ Hong cũng là vồ cao nhất trong Năm Non. Trên vồ Bồ Hong, nhìn ra bốn phương, mây núi chập chờn, với những cánh đồng, núi non trùng điệp thấp thoáng dưới chân.
Nhất là vào buổi sáng sớm, mây mù và sương rơi trắng xóa, tạo cho ta có cảm giác như là chốn bồng lai tiên cảnh ( hình 15) Lên điện Bồ Hong vào sáng sớm, khi ánh bình minh chưa ló rạng. Không khí trong rừng rất âm u, sương giăng mờ mịch, với cảnh rừng núi kỳ vĩ, quang cảnh như chốn Thần Tiên. Từng đám sương mù cứ cuồn cuộn bay lên trên đỉnh núi.
Sáng sớm, mây mù và sương rơi trắng xóa, tạo cho ta có cảm giác như là chốn bồng lai tiên cảnh. Điện Bồ Hong khi ánh bình minh chưa ló rạng có không khí rừng âm u. Sương giăng mờ mịt. Từng đám sương mù cứ cuồn cuộn bay lên trên đỉnh núi.
Lên điện Bồ Hong vào sáng sớm, khi ánh bình minh chưa ló rạng. Không khí trong rừng rất âm u, sương giăng mờ mịch, với cảnh rừng núi kỳ vĩ, quang cảnh như chốn Thần Tiên. Từng đám sương mù cứ cuồn cuộn bay lên trên đỉnh núi ( hình 16 ) Tương truyền, núi Thiên Cấm Sơn là núi Trời Cấm. Khi xưa vua Gia Long thất trận, bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc lên núi này ẩn náu. Để tránh bị lộ nên các quan cấm không cho người dân lên đây, từ đó mà có tên núi Ông Cấm, hay là Thiên Cấm Sơn.
Thiên Cấm Sơn là núi Trời Cấm. Khi xưa, vua Gia Long thất trận, bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc lên núi này ẩn náu. Để tránh bị lộ, các quan cấm người dân lên đây, từ đó mà có tên núi Ông Cấm, hay là Thiên Cấm Sơn.
7/ Núi Phụng Hoàng Sơn ( núi Cô Tô) Núi Phụng Hoàng Sơn, có độ cao =+614m. Là ngọn núi cao thứ nhì trong dãy Thât Sơn Với chiều dài là L=5800m. Là ngọn núi có chiều dài, đứng hàng thứ ba trong Thất Sơn Núi Phụng Hoàng Sơn ( núi Cô Tô), thuộc xã Núi Tô, Huyện Tri Tôn,  Núi này ngày xưa. Theo tương truyền có rất nhiều loài về đây trú ngụ.  Trong đó có loài chim Phụng đến ở rất nhiều, hình dáng núi đẹp và cũng mang dáng vẻ chim phụng.  Núi có cái đồi dính liền về phía Tây, gọi là đồi Tức Dụp. Ai lần đầu tiên mới đến viếng núi Phụng Hoàng Sơn, chắc chắn sẽ phải trầm trồ, vì những khung cảnh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp nơi đây.
Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô): Núi có độ cao 614 m, là ngọn núi cao thứ nhì trong dãy Thất Sơn Với chiều dài là 5.800 m, đây là ngọn núi có chiều dài đứng hàng thứ ba. Tương truyền, rất nhiều loài về đây trú ngụ, trong đó có loài chim phụng. Hình dáng núi đẹp và cũng mang dáng vẻ chim phụng. Núi có cái đồi dính liền về phía tây, gọi là đồi Tức Dụp. Khách lần đầu đến Phụng Hoàng Sơn đều trầm trồ vì khung cảnh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp nơi đây.
Phía dưới là một hồ nước, từ nguồn suối Vàng chảy ra. Bên trên là một dòng suối với một vách núi thẳng đứng cao sừng sửng, án ngữ một vách hồ rộng lớn.  Buổi chiều khi hoàng hôn vừa buông xuống, rất nhiều người dân đến ngắm cảnh và hóng gió, trên mặt hồ Soài So.
Phía dưới là một hồ nước, từ nguồn suối Vàng chảy ra. Bên trên có một dòng suối với vách núi thẳng đứng cao sừng sững, án ngữ một vách hồ rộng lớn. Buổi chiều khi hoàng hôn vừa buông xuống, rất nhiều người dân đến ngắm cảnh và hóng gió, trên mặt hồ Soài So.
Núi Phụng Hoàng Sơn có địa thế rất đẹp, sơn thủy tuyệt vời. Lại nằm gần trung tâm Huyện, nên đây cũng sẽ là một nơi rất thu hút khách du lịch đến viếng núi. Đập ngăn nước Hồ Soài So đã được xây dựng xong. Cao trình bờ đê trên hồ rất cao, nên ở đây lúc nào cũng bốn bề lộng gió, với khí lạnh từ đá núi tạo ra, nên nơi đây lúc nào cũng có khí hậu rất mát mẻ, dù thời tiết bất kể là mùa nào.
Núi Phụng Hoàng Sơn có địa thế rất đẹp, sơn thủy tuyệt vời, lại nằm gần trung tâm huyện, nên đây cũng sẽ là một nơi rất thu hút khách du lịch. Đập ngăn nước hồ Soài So đã được xây dựng xong. Cao trình bờ đê trên hồ rất cao, nên ở đây lúc nào cũng bốn bề lộng gió, với khí lạnh từ đá núi tạo ra, khí hậu rất mát mẻ, dù thời tiết bất kể là mùa nào.
Khung cảnh bóng chìều tà nơi đây quả thực là quá đẹp- khiến lòng người cảm thấy thật thanh nhàn.
Khung cảnh bóng chiều tà khiến lòng người cảm thấy thật thanh nhàn.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được ca ngợi trên báo Tây

“Đây quả là vẻ đẹp tinh tế và hút hồn nhất, và có lẽ độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên thế giới”, trang When On Earth viết.

Nguyễn Hoài Bảo

Bạn có thể quan tâm