Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bé 2 tuổi gặp biến chứng rất nặng sau nhiễm Adenovirus

Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Adenovirus, trẻ bị co giật nhiều, không tỉnh lại, giảm ý thức và bắt đầu có tình trạng yếu liệt chân tay 2 bên.

Bện nhi đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ. Ảnh: BVCC.

Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết đã tiếp nhận bệnh nhi Đ.V.T. (2 tuổi) được chuyển từ Bệnh viện Nhi Trung ương về điều trị tại đơn vị này ngày 23/11 với chẩn đoán nhiễm trùng huyết, nhiễm nấm Candidas tiết niệu, di chứng viêm não sau nhiễm Adenovirus (liệt mềm toàn thân), suy hô hấp độ III.

Gia đình bệnh nhi cho biết trước đó, trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh khởi phát với cơn sốt cao kéo dài kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa nổi bật gồm đi ngoài phân lỏng (9-10 lần/ngày), nôn nhiều (2-3 lần/ngày). Trẻ được gia đình đưa đi khám và chẩn đoán bị tiêu chảy cấp đồng thời theo dõi tình trạng nhiễm trùng huyết.

Trước khi được chẩn đoán dương tính với Adenovirus, trẻ đã xuất hiện triệu chứng co giật kín đáo, không rõ cơn giật điển hình hay tím tái. Tuy nhiên, khi được chọc dịch não tủy xét nghiệm theo dõi viêm não/màng não, kết quả thu được lại hoàn toàn bình thường, phù hợp với lứa tuổi.

Sau đó vài ngày, bệnh nhi được xét nghiệm Adenovirus bằng phương pháp Realtime PCR tại Bệnh viện Nhi trung ương mới cho kết quả dương tính. Các triệu chứng co giật rõ rệt, cơn co giật xuất hiện với tần suất nhiều hơn và kéo dài (trong khoảng 10 phút). Sau co giật, trẻ không tỉnh lại, giảm ý thức và bắt đầu có tình trạng yếu liệt chân tay 2 bên.

Bệnh nhi được điều trị an thần, thở máy kết hợp với kháng sinh liều cao. Ngoài ra, trẻ cũng được điều trị tình trạng viêm não, màng não, chống phù não, tăng áp lực nội sọ.

Sau một thời gian điều trị, tình trạng sốt cao của trẻ được cải thiện, sức khỏe ổn định hơn. Tuy nhiên, di chứng của viêm màng não sau nhiễm Adenovirus khiến bé bị liệt mềm toàn thân, cần rất nhiều thời gian để cải thiện.

Hiện tại, trẻ tiếp tục được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ với phác đồ bằng an thần thở máy, truyền albumin, truyền máu kết hợp sử dụng các thuốc kháng sinh.

Adenovirus là nhóm virus có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng Adenovirus có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chủng virus phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Theo BS Dương Thị Hồng Ngọc, khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trẻ được chẩn đoán nhiễm Adenovirus ở mức độ nhẹ với các biểu hiện như sốt cao, ho ít... gia đình có thể theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ tại nhà.

Tuy nhiên, gia đình cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời khi:

  • Từng tiếp xúc với người nhiễm Adenovirus được khẳng định trước đó.
  • Xuất hiện một số triệu chứng nặng như: Sốt cao nhiều ngày không đáp ứng với thuốc hạ sốt; bị viêm kết mạc mắt, đau mắt hoặc có vấn đề về thị lực; bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc có dấu hiệu mất nước (miệng khô, mệt mỏi, đi tiểu ít…).

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.


Làm gì khi trẻ bị sổ mũi?

Bác sĩ Thanh Sang cho biết khi một đứa trẻ ho và sổ mũi, việc đầu tiên cha mẹ cần quan sát là con có thở nhanh hơn bình thường hay không.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm