Sinh sản là một thiên chức vô cùng đáng quý của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, hậu sinh sản, cơ quan sinh dục và phần phụ có nhiều biến đổi, không còn như thời con gái là những vấn đề mà các chị em phải đau đầu phiền não như âm đạo rộng, sa sinh dục, màu sắc biến đổi...
Vừa qua, tại Đài Loan, Emi, 23 tuổi, người Indonesia, làm khán hộ công, chuyên chăm sóc một bà cụ gần 80 tuổi, đến phòng khám bệnh trong tình trạng đau bụng kéo dài.
Khi siêu âm cho bệnh nhân, bác sĩ kinh ngạc khi không thấy hình ảnh tử cung của cô. Bác sĩ nghi ngờ dạ con cô gái đã bị cắt mất. Nhưng Emi cho biết cô hoàn toàn tỉnh táo và không tiếp xúc với người lạ.
Bác sĩ yêu cầu cô nằm lên bàn để thăm khám bộ phận sinh dục, vừa bỏ y phục, một vật lạ màu đỏ tươi to như quả táo rơi ra ngoài âm đạo. Bác sĩ kết luận Emi bị sa sinh dục nặng và tử cung của cô đã tuột xuống dưới.
Sa sinh dục - bệnh thường gặp của chị em phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, sau 35 tuổi. Ảnh: Science News |
Bác sĩ ngay lập tức thực hiện sát khuẩn và đẩy dạ con vào lại bên trong ổ bụng, giúp Emi thực hiện phẫu thuật thu hẹp âm đạo và tầng sinh môn.
Tìm hiểu cuộc sống và những thói quen hàng ngày của Emi, bác sĩ cho biết cô từng sinh một bé gái vào hai năm trước, sau sinh cơ quan sinh dục phục hồi không tốt nên những phần phụ lỏng lẻo, tổ chức cơ vùng chậu cũng không săn chắc như xưa. Ngoài ra, yêu cầu công việc hàng ngày của cô là phải bế bà cụ lên xuống giường nhiều lần tạo điều kiện cho hội chứng sa sinh dục tăng nặng.
Tình trạng sa sinh dục của cô xếp vào mức nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường, bác sĩ cũng khuyến cáo cô không nên tiếp tục chăm sóc bà cụ vì có thể làm tình trạng nặng hơn.
Sa sinh dục thường gặp ở những phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, phụ nữ từ 35 tuổi trở lên và đặc biệt là những người có thói quen mang vác nặng. Bệnh mang lại nhiều bất tiện trong cuộc sống như thường hay bị viêm nhiễm, đời sống tình dục không như ý, són tiểu khi hắt hơi, cười to....
Điều trị căn bệnh này không quá khó, bác sĩ có thể dùng phương pháp phẫu thuật thu hẹp âm đạo, phẫu thuật bằng laser, tập yoga hoặc các liệu pháp phục hồi chức năng.