SantaCon, cuộc diễu hành đón Giáng sinh lớn nhất, được tổ chức lần đầu tiên ở thành phố San Francisco (California, Mỹ) vào năm 1994 rồi nhân rộng ra khắp các thành phố trên thế giới.
Ở New York, sự kiện "biển" người cải trang ông già Noel xuống phố đã diễn ra suốt hơn 20 năm qua. Nhưng sau những lời chỉ trích về đám đông vui chơi say xỉn, SantaCon dần đổi tên thành một tổ chức từ thiện.
Từ năm 2014, đơn vị tổ chức sự kiện này yêu cầu người tham dự mua vé giá 15 USD, và nói rằng sẽ dùng số tiền cho hoạt động từ thiện.
Các trang web được tuyên bố sẽ là nơi nhận được số tiền quyên góp bao gồm City Harvest, HeadCount, Business Insider đưa tin.
Thế nhưng một cuộc điều tra của Gothamist mới đây lại cho thấy số tiền đáng ra dành cho từ thiện này lại "chảy" đến những nơi khác. Giống như cú sốc của một đứa trẻ khi phát hiện Ông già Noel không có thật, những người tham gia bữa tiệc có thể sẽ buồn khi biết 15 USD của mình đi về đâu.
Từ năm 2014 đến nat, đơn vị tổ chức SantaCon thu của mỗi người tham dự 15 USD để ủng hộ từ thiện. Ảnh: Reuters. |
Một phân tích của Gothamist cho thấy tổ chức đã huy động được 1,4 triệu USD thông qua chương trình SantaCon từ cuối năm 2014 đến cuối năm 2022, nhưng chưa đến 1/5 số tiền đó được chuyển đến các tổ chức phi lợi nhuận đã đăng ký.
Hơn 1/3 tổng số tiền quyên góp của tổ chức trong thời gian đó được chuyển đến các nhóm hoặc cá nhân có vẻ như có liên quan đến Burning Man, một lễ hội hàng năm ở Nevada.
Và hơn một nửa số tiền còn lại (khoảng 59%) là chi phí vận hành để vận hành SantaCon (giấy phép, thiết bị âm thanh, nhân viên) cũng như không gian văn phòng của tổ chức và các chi phí liên quan.
Một số khoản tiền khác được chuyển đến các nhóm liên kết với Burning Man, chẳng hạn khoản vay không lãi suất để tổ chức bữa tiệc sau Burning Man, khoản tài trợ cho một bộ phim tài liệu do người từng tổ chức hội thảo tại Burning Man đạo diễn...
Báo cáo cũng cho biết thêm rằng năm 2018, SantaCon bị thua lỗ khoảng 17.000 USD liên quan đến đầu tư tiền điện tử.
Theo Gothamist, không có điều gì kể trên là bất hợp pháp, chỉ là đó không phải điều người ta trông đợi một tổ chức từ thiện có thể làm.
Một giáo sư luật Notre Dame đã đưa ý kiến trong báo cáo của Gothamist nói rằng không có thông tin được công khai nào về tổ chức từ thiện đằng sau SantaCon có thể chỉ ra họ gian lận. Tuy nhiên, ông cho biết các tổ chức từ thiện thường chơi một trò "lập lờ hai mặt" với các con số.
Đại diện của SantaCon đã không trả lời yêu cầu bình luận của Business Insider. Người sáng lập nhóm điều hành sự kiện nói với Gothamist rằng đây không phải là một công việc nhỏ - và có rất nhiều chi phí chung.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.