Những người bị chó cắn cần được tiêm huyết thanh, vaccine phòng bệnh dại càng sớm càng tốt. Ảnh: Shutterstock. |
Theo thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, đơn vị vừa tiếp nhận và điều trị cho bé gái 11 tuổi, ngụ Phú Thọ, bị nhiều vết thương nghiêm trọng do chó cắn, có vết thương hở rộng 20 cm.
Gia đình bệnh nhi cho hay sau khi bị chó cắn, trẻ được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế gần nhà để vệ sinh, khâu vết thương phần mềm vùng đầu, giảm đau và đặt dẫn lưu tránh máu tụ vùng đầu. Tại đây, bác sĩ chỉ định chụp CT Scan để đánh giá mức độ tổn thương vùng đầu. May mắn, bác sĩ chưa ghi nhận bất thường.
Sau đó, trẻ được đưa đến Trung tâm tiêm chủng - Miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, để tiêm huyết thanh kháng dại. Tại trung tâm, các bác sĩ đã thăm khám lâm sàng, phối hợp với các bác sĩ khoa Ngoại Nhi tổng hợp để vệ sinh vết thương và tiêm chủng an toàn cho trẻ.
Trong thời gian qua, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị chó cắn. Bệnh viện khuyến cáo phụ huynh cần cẩn trọng trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ - đối tượng chưa có khả năng tự vệ, tránh để trẻ tiếp xúc gần với chó để đề phòng các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Nếu trẻ không may bị chó cắn, phụ huynh cần bình tĩnh rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước xà phòng, nước muối sinh lý để loại bỏ tối đa vết bẩn và vi khuẩn còn bám trên bề mặt vết thương. Sau đó, dùng gạc sạch đắp che vết thương rồi đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để cấp cứu và tiêm chủng kịp thời.
Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non
Trong cơ thể người có mọt hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.