Ngày 3/2, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết đơn vị đang tiếp nhận, điều trị 2 bệnh nhân gồm bà L.T.M. (68 tuổi) và con gái là H.T.L. (35 tuổi, cùng ngụ TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) do ngộ độc khí CO. Cả hai bệnh nhân đang phải thở máy oxy liều cao, kết hợp điều trị nâng đỡ.
Hai bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang đang phải thở máy. Ảnh: CTV. |
Trước đó, tối 1/2, bà M., chị L. cùng 2 con gái (2 tuổi và mới sinh) ngủ trong phòng kín, đốt than sưởi ấm.
Ngày hôm sau, không thấy gia đình đi ra ngoài, hàng xóm sang kiểm tra, phát hiện 3 người đang nguy kịch, bé gái 2 tuổi đã tử vong.
Chị L. và mẹ sau đó được người dân đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, trong khi bé sơ sinh đang điều trị tại Bệnh viện Sản - Nhi An Giang.
Theo bác sĩ Phạm Ánh Ngân, khoa Nội y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 3, thời điểm cuối năm hay lúc thời tiết trở lạnh, khắc nghiệt, người dân thường có thói quen đun củi, đốt than đá... sưởi ấm.
Trong khói than chứa nhiều thành phần độc hại như: CO, CO2, nitơ oxit (NOx), lưu huỳnh oxit (SOx), muội than, hydrocacbon chưa cháy hết…
Khi tỏa ra trong không khí, các chất này có thể là tác nhân khởi phát cơn khó thở đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh hen suyễn, là tác nhân gây ngạt với hệ hô hấp non nớt của trẻ em. Ngoài ra, tiếp xúc thường xuyên với khói than làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp.
Biểu hiện ngộ độc khí CO bao gồm: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, thay đổi tri giác, co giật, hôn mê. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.
Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.