Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bé gái chào đời với 9 vòng dây rốn quấn cổ cực hiếm

Bé gái nặng 2,5 kg may mắn chào đời khỏe mạnh dù phải đối mặt với thử thách hiếm gặp là 9 vòng dây rốn quấn cổ.

Bé gái chào đời khỏe mạnh dù có 9 vòng dây rốn quấn cổ. Ảnh: BVCC.

Sản phụ Đ.T.M.L. (29 tuổi) mang thai lần 2 nhập Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trong tình trạng chuyển dạ ở hơn 37 tuần. Khi tiến hành mổ lấy thai, ê-kíp phẫu thuật đã phát hiện bé bị 9 vòng dây rốn quấn chặt quanh cổ.

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Hải, Trưởng khoa Phụ Nội tiết A1, người trực tiếp mổ cho chị L., cho biết đây là một tình huống rất nguy hiểm, đòi hỏi thầy thuốc phải nhanh chóng tháo gỡ và cắt bỏ từng vòng dây rốn để "giải cứu" em bé.

Tại Việt Nam, trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ từ 3 vòng trở lên được xem là khá hiếm gặp. Dây rốn đóng vai trò là cầu nối giữa mẹ và thai nhi, với chiều dài trung bình 50-60 cm. Hiện tượng dây rốn quấn cổ thường được cho là do thai nhi cử động nhiều trong những tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, một số yếu tố khác như dây rốn dài bất thường, tình trạng đa ối hoặc mang đa thai cũng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra hiện tượng này.

"Trường hợp dây rốn quấn cổ nhiều vòng như vậy là rất hiếm. Nó có thể làm giảm lưu lượng máu qua thai nhi, dẫn đến suy dinh dưỡng nặng, thậm chí mất tim thai bất kỳ lúc nào. Do đó, quyết định mổ bắt con trong trường hợp này là rất kịp thời và may mắn cho cả 2 mẹ con sản phụ", bác sĩ Hải nói.

Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ cần đi khám thai định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ. Mẹ bầu nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường.

Trong quá trình chuyển dạ, nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ được bác sĩ tư vấn cũng như theo dõi cuộc sinh nhằm phát hiện sớm những bất thường để xử lý phù hợp.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Câu chuyện xúc động sau hình ảnh da rạn khi mang thai

Khi mang thai, khung chậu của người phụ nữ xoay về phía trước, bẻ cong cột sống. Cơn đau nhói tăng lên từng hồi, theo nhịp thở.

Một loại vi khuẩn cần tầm soát ở phụ nữ mang thai

Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.

Tiêm vaccine bạch hầu cho bà bầu có an toàn?

Vợ tôi mới mang thai được 2 tháng. Tôi muốn hỏi liệu cô ấy có thể tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu hay không và nên tiêm trong tuần thai nào?

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm