Trước đó, bé gái sốt nhẹ, than mệt và nôn ói, vã mồ hôi khoảng 2 ngày. Tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long, bé được chẩn đoán sốc tim - viêm cơ tim, xử trí đặt nội khí quản, vận mạch, sau đó lập tức chuyển Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.
Khi nhập viện, bệnh nhi lơ mơ, môi tái, chi mát, huyết áp 70/50 mmHg, mạch quay nhẹ khó bắt, nhịp tim nhanh.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp, sốc tim, ngày thứ 2. Bệnh nhi được thở máy, vận mạch adrenaline, dobutamin. Tình trạng bé diễn biến nặng nhanh, bác sĩ phải dùng phối hợp dopamine, noradrenaline liều cao nhưng huyết động bệnh nhi không cải thiện.
Bệnh nhi bị sốc tim, viêm cơ tim sau khi sốt, phải thở ECMO. Ảnh: BVCC. |
Ngay lập tức, ê-kíp tiến hành hội chẩn liên khoa Tim mạch, Ngoại lồng ngực - Tim mạch, hồi sức tích cực, quyết định thực hiện ECMO cho trẻ. Đồng thời, trẻ cũng được điều chỉnh rối loạn điện giải và toan kiềm, điều trị hỗ trợ cơ quan gan, thận.
Sau 8 ngày chạy ECMO, tình trạng huyết động trẻ ổn định, nhịp tim trở về nhịp xoang. Trẻ được cai ECMO sau đó được cai máy thở và được chuyển khoa tim mạch điều trị tiếp.
ECMO (tim phổi nhân tạo) là phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể. Đây là một thiết bị hỗ trợ sự sống, có khả năng thay thế chức năng của tim và phổi.
Qua trường hợp này, bác sĩ Tiến lưu ý đến phụ huynh vào thời điểm gần Noel, dịp Tết dương lịch, âm lịch, thời tiết lạnh có thể xuất hiện các trường hợp nhiễm siêu vi biến chứng viêm cơ tim trẻ lớn, người lớn bị sốt nhẹ.
Viêm cơ tim là bệnh lý cấp tính với đặc trưng diễn tiến nhanh, dễ gây nguy hiểm tính mạng. Nguyên nhân của bệnh thường là siêu vi.
Khi trẻ có biểu hiện người mệt mỏi, đau đầu, ói, đau bụng, sắc mặt xanh tái, tay chân tái, móng chân tay tái, ngất, đau ngực... Phụ huynh nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám, định bệnh chẩn đoán sớm viêm cơ tim và xử trí thích hợp.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.