Bệnh nhân được điều trị trong khoa Hồi sức tích cực sau khi bị ong đốt. Ảnh: BVCC. |
Bé gái 13 tuổi vào viện trong tình trạng phù nề vùng mặt, ho, khó thở, tức ngực mệt nhiều. Trước đó, cô bé bị con ong mật bay vào nhà và đốt vào mi mắt. Sau khi phát hiện, gia đình em đã rút nọc ong tại chỗ đốt nổi ban.
Vết đốt lúc này có hiện tượng sưng, đỏ, sau đó mề đay, ban đỏ rất nhanh xuất hiện khắp cơ thể. Bé gái ngay lập tức được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bệnh nhi được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 do ong đốt. Các bác sĩ lập tức tiêm chống sốc, truyền dịch, cho thở oxy và theo dõi sát các chỉ số huyết áp, mạch, nhịp thở của bé.
Sau xử trí ban đầu, tình trạng phản vệ của người bệnh vẫn tiến triển nặng. Bệnh nhi tiếp tục được đặt ống nội khí quản, duy trì thuốc vận mạch liều cao, lọc máu liên tục... May mắn, sau nhiều biện pháp can thiệp và điều trị tích cực, tình trạng bé gái cải thiện.
Theo ThS.BS Đoàn Duy Thành, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính ở mức độ nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
"Bệnh nhân này vô tình bị ong đốt, chỉ một nốt nhưng rất nặng, dẫn đến sốc phản vệ. Tình trạng này có thể dẫn đến giãn mạch, trụy tim nặng nề. Nếu phát hiện, xử trí muộn hoặc xử trí không phù hợp, người bệnh có nguy cơ không qua khỏi. Sốc phản vệ diễn biến rất nhanh nhưng cải thiện cũng rất nhanh nếu phát hiện và điều trị đúng cách", bác sĩ Thành cho biết.
Theo bác sĩ Thành, sau khi ra viện, bệnh nhân nên đi kiểm tra về dị ứng miễn dịch để làm test dị nguyên. Qua đó biết rõ bản thân bị dị ứng với dị nguyên gì. Dị ứng thường thấy là nọc côn trùng (nọc ong, nọc rắn, nọc bọ cọp…); thực phẩm từ sữa (sữa bò, phô mai, pho mát); đậu, lạc, phấn hoa, hóa chất, thuốc...
Vào dịp hè, trẻ có nhiều thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu vào năm học mới. Đây cũng là thời điểm nhiều tai nạn xảy ra với trẻ em như đuối nước, bị côn trùng, động vật cắn...
Bên cạnh đó, mùa hè cũng là thời điểm dễ bùng phát nhiều bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà... Phụ huynh nên giáo dục trẻ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây và tiêm vaccine đầy đủ để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh này.
Cơ thể phi tuổi tác, tâm trí phi thời gian
Người phải đối diện với trạng thái căng thẳng liên tục sẽ chóng già hơn, cơ thể của họ lão hóa nhanh hơn. Kéo theo đó là nhiều bệnh tật liên quan tới huyết áp, rối loạn chuyển hóa.
Cuốn sách "Cơ thể phi tuổi tác tâm trí phi thời gian" mang đến cho độc giả nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến quá trình lão hóa của con người. Chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng những phương pháp rất đơn giản.