Bé C.T.P. (3 tuổi, dân tộc Dao, ngụ huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) được đưa vào khoa Ngoại và chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh, trong tình trạng đau đớn, bỏng vùng cổ, ngực, lưng, bụng, tay, chân độ II, III.
Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ: bé gái bị thương do ngã vào lửa, diện tích bỏng đến 17% cơ thể. Vết bỏng sâu rộng, trợt da, phỏng nước.
Cánh tay bị bỏng rộp nước của bé gái. Ảnh: BVCC. |
Tại khoa, bé P. được truyền dịch, giảm đau, chống sốc, cắt lọc các tổ chức da hoại tử do trợt, làm sạch diện tích bỏng và băng đắp gạc vết bỏng. Hiện tại, sau hơn một tuần điều trị, bệnh nhi tạm ổn, được tiếp tục điều trị tích cực.
Trước đó, bố mẹ bé P. không đủ điều kiện cho con đi phẫu thuật tại tuyến trên nên có ý định xin cho trẻ xuất viện về đắp thuốc lá. Nhân viên y tế khoa và bệnh viện đã hỗ trợ tiền ăn, viện phí và động viên gia đình tiếp tục để bé điều trị tại bệnh viện
Theo bác sĩ Trịnh Trương Tuyên, Trưởng khoa Ngoại và chuyên khoa, các trường hợp trẻ bị tai nạn hy hữu như bỏng do ngã vào lửa, nước sôi, uống nhầm dầu hoả, nuốt nhầm đồ chơi, đồng xu... đều nhập viện trong tình trạng nguy hiểm, kích thích, đau đớn.
Dù may mắn được phát hiện và điều trị kịp thời, sức khoẻ ổn định, trẻ vẫn sẽ bị ám ảnh bởi những tổn thương về cơ thể, tinh thần. Do đó, phụ huynh cần đảm bảo môi trường sống an toàn cho con trẻ.
Cách chăm sóc vết bỏng tại chỗ:
Khi trẻ chẳng may bị bỏng, cha mẹ hãy bình tĩnh, nhanh chóng đưa bé đến ngay vòi nước trong nhà, xối rửa nhiều nước (không xối nước đá hay nước lạnh) mục đích sẽ làm cho da bớt nóng, bớt bị mất nước và giảm đau, giúp giảm diện tích da bị thương và độ nặng của tổn thương.
Sau đó tuỳ tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần hay ở xa bệnh viện để đưa các bé đến khám, cho bác sĩ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp.
Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn
Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.