Trẻ bị chó đẻ nhà cắn rách da, chảy máu vùng đầu, mặt, cổ. Ảnh: Deabyday. |
Bé Đ.Đ.G. (2 tuổi, trú tại Ngọc Đồng, huyện Yên Lập, Phú Thọ) bị chó nhà cắn. Trẻ được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, cấp cứu.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, quấy khóc. Vết thương rộng 3x5 cm khiến vùng trán khuyết da, lộ xương. Ngoài ra, trẻ còn có vết thương lóc da vùng đầu trái, kích thước 10x5 cm, tổn thương mi bên trái. Bé cũng có nhiều vết thương nhỏ rải rác.
Qua thăm khám và làm xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp xác định bé G. có vết thương khuyết da vùng đầu. Sau đó, bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật tạo hình các vạt da che phủ, vạt trượt.
Bệnh nhi bị chó nhà cắn nhiều vết thương phức tạp ở đầu, mặt và cổ. Ảnh: BVCC. |
Các bác sĩ đã cắt lọc tổ chức viêm, hoại tử, khâu tạo hình vạt da che phủ vết thương, khâu thẩm mỹ vết thương mi mắt và trán theo lớp giải phẫu.
Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhi ổn định. Bé cũng được tiêm phòng vaccine dại, đắp huyết thanh và bác sĩ chuyên khoa mắt kiểm tra thị lực.
Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn khuyến cáo gia đình nuôi chó, mèo cần ý thức trông giữ vật nuôi, tránh thả rông và phải tiêm vaccine ngừa bệnh dại định kỳ…
Phụ huynh không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều với vật nuôi như chó, mèo. Nếu gia đình có nuôi chó, bạn cần cách ly chúng với trẻ ở khoảng cách an toàn, đặc biệt là chó mới đẻ con, đang ăn, bị thương…
Khi bị chó cắn, người dân cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng để tránh vi khuẩn gây bệnh, dùng gạt vô khuẩn ép và băng chặt vết thương chảy máu. Sau đó, gia đình nên nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.
Chữa lành bằng sách
Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:
Chữa lành sau sang chấn: "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.
Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.