Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện clip dài hơn 1 phút ghi lại cảnh bé trai nói chưa rõ, hốt hoảng chạy vào nhà, kêu: "Mẹ ơi! cứu! cứu", khi thấy bạn rơi xuống hố nước. Sau khi clip được đăng tải lên mạng xã hội, đã thu hút gần 1 triệu lượt like, hơn 900 lượt bình luận. Mọi người khen ngợi bé trai thông minh, hiểu chuyện.
Sự việc xảy ra tại xóm Quyết Thắng, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bé trai xuất hiện trong clip là Nguyễn Nam Phong (gần 3 tuổi).
Trao đổi với PV VietNamNet, anh Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1984, bố của Nam Phong), cho biết vào khoảng 13h chiều 5/4, gia đình một người bạn, trong đó có 1 bé trai khoảng 5 tuổi, đến nhà anh chơi.
Khi mọi người đang ngồi ở sân để nói chuyện, bé Nam Phong hốt hoảng chạy ngoài vườn vào và kêu cứu.
"Cạnh nhà tôi là gia đình hàng xóm đang đào móng làm nhà, có hố nước khá sâu. Lúc nghe Nam Phong kêu cứu, vợ tôi và người bạn chưa hiểu chuyện gì vì Nam Phong nói chưa rõ. Sau vài giây bình tĩnh lại, mọi người nghi con trai của bạn rơi xuống hố nên đã chạy ra vườn để tìm. Sau đó, mọi người đưa cháu lên bờ an toàn", anh Thanh cho biết.
![]() |
Bé Nam Phong được gia đình anh Thanh nhận nuôi. |
Một góc camera nhà dân khác ghi lại cho thấy trước khi chạy vào nhà kêu cứu, bé Nam Phong đã dùng tay để kéo bạn dưới hố lên nhưng bất thành.
Bé Nam Phong là con nuôi của gia đình anh Thanh. "Cách đây gần 3 năm, một người mẹ đã bỏ Nam Phong trước cổng nhà tôi và kèm một lá thư nhờ nuôi hộ. Tôi có 4 người con ruột, nhưng vì thương đứa trẻ bị bỏ rơi nên tôi đã nhận nuôi và đặt tên là Nam Phong. Từ khi lọt lòng mẹ, Phong đã thiếu hơi ấm của gia đình nên vợ chồng tôi rất yêu thương, chăm sóc Nam Phong như con ruột", anh Thanh cho hay.
Cũng theo anh Thanh, Nam Phong là đứa trẻ thông minh và hiểu chuyện. "Khi xem camera, tôi rất bất ngờ trước hành động của con. Nam Phong còn nhỏ nhưng thật may vì nhờ con mà đã cứu được một em bé suýt đuối nước. Tôi thấy rất hạnh phúc vì được làm bố nuôi của Phong", anh Thanh chia sẻ thêm.
Dopamine tạo ra động lực và cảm giác hài lòng, Endorphin mang đến cảm giác thăng hoa, trong khi Cortisol lại "sản sinh" cảm giác căng thẳng, giúp bạn có tâm trạng phấn khích để phiêu lưu ra khỏi vùng an toàn… Nếu hiểu được cơ chế hoạt động của những hormone then chốt này, bạn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, như tác giả David JP Phillips bật mí trong cuốn sách Cho đời nhẹ lên cao.