Bé trai may mắn được cấp cứu kịp thời, qua cơn nguy kịch. Ảnh: BSCC. |
Thông tin được chia sẻ bởi bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).
Bé trai là N.Q.T.H. (11 tuổi, ngụ ở Bình Chánh). Khai thác bệnh sử, cách nhập viện 2 giờ, trẻ được cô ruột gọi dậy đi học. Tuy nhiên, 10 phút sau, người cô vẫn không thấy bé trả lời.
Đến 2-3 phút sau, cô mở cửa vào phòng ngủ thì thấy bé treo cổ tự tử. Cô liền hô gọi người giúp đỡ, đưa bé nằm xuống, gỡ bỏ dây xiết cổ. Lúc này, bé hôn mê, không cử động, thở yếu. Bé được đưa tới phòng khám gần nhà, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Tại đây, trẻ thở yếu, tím tái, được cấp cứu đặt nội khí quản giúp thở, huyết áp tụt được sử dụng thuốc vận mạch.
Bé trai được chẩn đoán ngạt do treo cổ - tổn thương não do thiếu oxy, được chống phù não bằng Natri chlorua 3%, mannitol 20%, an thần, chống co giật, điều chỉnh điện giải, kiềm toan.
Kết quả sau gần 10 ngày điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần tri giác khá hơn, được cai máy thở, chuyển khoa nội thần kinh tiếp tục điều trị và được tư vấn hỗ trợ tâm lý.
Qua tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ mới biết do bị nghi ngờ lấy tiền của bạn trên lớp nên bé H. uất ức dẫn đến suy nghĩ tiêu cực và có hành động trên.
Bác sĩ khuyến cáo ở tuổi vị thành niên, trẻ rất nhạy cảm. Do đó, phụ huynh nên quan tâm, gần gũi trẻ như một người bạn để lắng nghe con chia sẻ, kịp thời động viên, hóa giải, giúp trẻ thoát được “khủng hoảng” tinh thần, tránh suy nghĩ tiêu cực.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.