“Con gái lớn nhà mình buổi sáng đi học hoạt bát, hào hứng chơi với các bạn, đến chiều về nếu không ngủ gật trên xe thì mặt mũi cũng gà gật, buồn bã, không hứng thú với bất cứ hoạt động nào. Có những ngày mình đưa con đi học ngoại khóa sau giờ học nhưng con không tập trung, ngáp ngắn ngáp dài. Mình cũng để ý mỗi lần con phải làm bài thi buổi chiều thì kết quả thường không tốt bằng buổi sáng”, Phan Nữ Uyên Nhi - nữ YouTuber mảng sức khỏe - chia sẻ trên trang cá nhân.
Trẻ em ngày nay có điều kiện sống tốt hơn nhưng sức bền kém hơn?
Khi trò chuyện với phụ huynh khác, chị Uyên Nhi mới nhận ra các bạn cùng lớp của con cũng gặp vấn đề tương tự. “Ban đầu mình cũng không hiểu tại sao bởi gia đình vốn rất quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng. Dù bận đến mấy, ngày nào mình cũng luôn chú ý chuẩn bị đầy đủ 3 bữa cho con. Mình cứ nghĩ như vậy là đủ rồi”.
Tâm sự của chị Uyên Nhi cũng là trăn trở của nhiều bậc phụ huynh, khi tưởng như đã rất chú trọng vào khẩu phần dinh dưỡng mà con vẫn thường xuyên gặp tình trạng tràn đầy năng lượng vào buổi sáng nhưng “hết pin” khi về chiều. Điều này xảy ra phổ biến ở mọi trẻ, không riêng những em thể chất yếu. Đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu sức bền.
Chị Uyên Nhi mong các con có đủ năng lượng để hoàn thành tốt mọi hoạt động trong ngày. |
Sức bền là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất cơ thể có thể chịu đựng được. Là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá năng lực thể chất của trẻ, nhưng sức bền lại ít được để ý hơn các tiêu chí như chiều cao, cân nặng.
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí quốc tế về dinh dưỡng hành vi và hoạt động thể chất BMC năm 2022, trẻ tham gia vận động, duy trì được sức bền có khả năng tiếp thu bài học tốt và thuận lợi hơn 73% so với nhóm còn lại.
Tình trạng thiếu sức bền dễ khiến trẻ mất tự tin khi tham gia các hoạt động thể thao nói riêng và trong đời sống hàng ngày nói chung
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với hàng chục năm công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu - cho biết: “Thiếu sức bền dễ khiến trẻ chậm tăng trưởng về cân nặng và chiều cao, giảm khả năng ghi nhớ, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, thể lực”.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh cải thiện sức bền cho trẻ là nhu cầu cấp thiết. |
Có nhiều lý do khiến sức bền của trẻ em Việt ngày nay giảm sút đáng kể so với các thế hệ trước, dù được tận hưởng điều kiện tiện nghi và đầy đủ hơn.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Vinh - bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Đại học Y Hà Nội, lịch trình một ngày của trẻ gồm rất nhiều hoạt động từ trí não đến thể chất, song sức bền và thể lực của các em chưa được phụ huynh quan tâm đủ để tăng lên tương xứng.
Điều kiện sống tăng lên giúp trẻ em Việt có cơ hội được học tập toàn diện và khai sáng tối đa tiềm năng. Bên cạnh học chính khóa, trẻ được đầu tư để trau dồi năng khiếu thể thao, nghệ thuật, tham gia các hoạt động ngoại khóa và xã hội. Bởi vậy để trẻ luôn có đầy đủ năng lượng cho lịch trình dài hàng ngày, việc bồi dưỡng sức bền trở thành trăn trở của nhiều phụ huynh.
Sức bền trở nên quan trọng trong bối cảnh trẻ em ngày nay được trau dồi năng khiếu thể thao, nghệ thuật ngoài học chính khóa. |
Thay vì ăn nhiều, trẻ cần bổ sung đủ nhóm chất để tăng sức bền
Biết rõ tầm quan trọng của sức bền trong việc duy trì năng lượng dồi dào đến cuối ngày, nhưng nhiều phụ huynh vẫn loay hoay chưa tìm ra cách khoa học để nâng cao sức bền cho con.
Diễn viên Bảo Thanh - mẹ của Bin (12 tuổi) và Nu (2,5 tuổi) - chia sẻ bé lớn đôi khi về nhà, năng lượng tinh thần và thể chất chỉ còn khoảng 50% so với đầu ngày. Chị cũng nhận thấy việc khuyến khích con ăn nhiều món trong bữa chính và bổ sung sữa tươi, trái cây, đồ ngọt trong bữa phụ là chưa đủ để cải thiện sức bền của con. Bảo Thanh quyết định tìm tới chuyên gia.
Diễn viên Bảo Thanh tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm cách cải thiện sức bền cho con. |
Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm tư vấn việc vận động thể chất và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là 2 yếu tố then chốt để đảm bảo sức bền cho trẻ. Với vận động thể chất, trẻ có thể tập những bài nhẹ nhàng, phù hợp lứa tuổi. Trong khi đó, để điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng đúng khoa học, phụ huynh không chỉ đơn giản tăng khẩu phần ăn.
Việc vận động thể chất và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là 2 yếu tố then chốt để đảm bảo sức bền cho trẻ
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm
Theo bác sĩ, quan điểm “con ăn được nhiều là tốt” là chưa đầy đủ. Nếu trẻ ăn đủ bữa nhưng chỉ ăn những món mình thích thì vẫn không có lợi cho sức khỏe. Thậm chí, kể cả khi có ý thức đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày, phụ huynh vẫn cần bổ sung đầy đủ nhóm chất như carbohydrate và vitamin nhóm B như B2, B3, B6… để cải thiện sức bền cho trẻ.
Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng được Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố vào tháng 1, uống sữa lúa mạch Nestlé MILO kết hợp hoạt động thể chất hàng ngày góp phần cải thiện sức bền của trẻ em Việt Nam. Cụ thể, sau 3 tháng uống sữa lúa mạch Nestlé MILO, kết hợp hoạt động thể chất 45 phút/ngày, tất cả thành tố thể lực, bao gồm sức bền, của các học sinh trong nghiên cứu đã được cải thiện. Vì vậy, bên cạnh 3 bữa ăn chính trong ngày, rèn luyện thể chất và dùng một hộp sữa dinh dưỡng MILO được xem là sự “tiếp sức” để trẻ có đủ năng lượng cả ngày.
Vận động thể chất và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là 2 yếu tố then chốt để đảm bảo sức bền cho trẻ. |
Trong thời đại kinh tế xã hội có nhiều tiến bộ, trẻ em vừa được thỏa sức trải nghiệm để theo đuổi đam mê, vừa phải đáp ứng lịch trình vận động xuyên suốt ngày dài. Để đồng hành cùng con trên hành trình lớn khôn mỗi ngày, phụ huynh cần ưu tiên tăng cường sức bền cho con từ hôm nay.