Một khu biệt thự được lấy cảm hứng từ Cung điện Versailles được bán ở Dubai với giá 204 triệu USD, đã trở thành dinh thự đắt nhất trên thị trường của một thành phố ưu chuộng sự xa xỉ.
Biệt thự này toạ lạc ở khu Emirates Hills trong mơ với không gian bên trong rộng hơn 5.500 m2. Tòa nhà mặc dù chỉ có 5 phòng ngủ nhưng phòng ngủ chính có diện tích hơn 370 m2, rộng hơn nhiều ngôi nhà bình thường.
Cung điện Đá cẩm thạch là biệt thự đắt nhất UAE tính tới thời điểm này. Ảnh: Bloomberg. |
Cung điện đá cẩm thạch
Quá trình xây dinh thự được gọi là Cung điện Đá Cẩm Thạch đã mất tới gần 12 năm và được hoàn thành vào năm 2018, theo Luxhabitat Sotheby's International Realty, công ty đang nhận ủy thác rao bán. Công trình được xây bằng đá cẩm thạch Italy, ước tính hơn 20 triệu USD. Chủ sở hữu đã sống trong đó một mình sau khi ly hôn, theo Bloomberg.
Khoảng 700.000 tờ vàng đã được 70 người thợ lành nghề dát, làm việc liên tục trong vòng 9 tháng. Căn biệt thự được trang trí với khoảng 400 tác phẩm từ bộ sưu tập cá nhân của người chủ, chủ yếu là các bức tượng và tranh vẽ thế kỷ XIX và XX.
Khoảng 700.000 tờ vàng lá đã được dát bởi 70 người thợ lành nghề. Ảnh: Bloomberg. |
Tầng một là phòng ăn và phòng giải trí. Các tiện nghi khác gồm có nhà để xe có sức chứa 15 ôtô, 19 phòng tắm, hồ bơi trong nhà và ngoài trời, bể cá rạn san hô sống trong nhà có dung tích 80.000 lít, trạm biến áp và các phòng cấp cứu. Tất cả nằm trên một lô đất rộng 6.500 m2, nhìn ra sân golf. Có 12 phòng dành cho nhân viên với sức chứa lên đến 25 người và hai kho tiền.
Chủ dinh thự là một nhà phát triển bất động sản địa phương, từ chối tiết lộ danh tính.
Kunal Singh, nhà môi giới của Luxhabitat Sotheby, cho biết sẽ có nhiều khách hàng thích hoặc không thích công trình này, bởi đây không phải gu dành cho số đông.
Sự bùng nổ ở thị trường UAE
Thị trường bất động sản Dubai đã bắt đầu sôi động kể từ cuối năm 2020, sau 6 năm suy giảm. Việc Dubai xử lý đại dịch Covid-19 đã giúp thành phố mở cửa lại nhanh chóng, thu hút giới tài chính từ Singapore hoặc Hong Kong chuyển đến đây. Những người giàu có mua bất động sản như một cách để cất giữ tiền trong bối cảnh kinh tế bấp bênh.
Bên trong cơ ngơi “Cung điện Đá cẩm thạch” ở Dubai, trị giá hơn 200 USD. Ảnh: Bloomberg. |
Giá cho mỗi m2 của Cung điện Cẩm thạch là khoảng 3.400 USD, cao gấp đôi so với giá của các bất động sản khác ở Emirates Hills. Căn hộ đắt nhất từng được bán ở đây có giá 57 triệu USD, ở mức 1.528 USD/m2 vào tháng 8/2022.
Ở Dubai chỉ có một biệt thự có thể cạnh tranh với biệt thự này: Một căn hộ penthouse trong dự án mang tên Bugatti by Binghatti, đang được chào bán với giá 204 triệu USD, có thang máy dành cho ôtô, nhưng chưa được khởi công.
Nhà đầu tư gọi đó là "Biệt thự trên không", được ra mắt thị trường vào khoảng 3 năm nữa. Nhìn chung những dự án mới thường có giá cao hơn những bất động sản đang được xây dựng.
Ai sẽ là người mua?
Ông Singh ước tính rằng chỉ có khoảng 5-10 khách hàng tiềm năng trên thế giới đủ giàu để mua Cung điện Cẩm thạch.
Bộ sưu tập 400 tác phẩm nghệ thuật của chủ sở hữu. Ảnh: Bloomberg. |
“Hai người đã xem ngôi nhà trong ba tuần qua. Đầu tiên là một đại gia người Nga và thứ hai là một khách hàng người Ấn Độ, đã sở hữu ba bất động sản ở Emirates Hills. Vợ của người đó đang cân nhắc và nghiêng về một thứ gì đó hiện đại hơn", ông Singh nói.
Kerry Michael, giám đốc marketing của Luxhabitat Sotheby's nhận định rằng người mua sẽ cần nơi để thể hiện gia thế, mời một số người ưu tú, các nhà lãnh đạo, chính trị gia đến. Cô ám chỉ Palm Jumeirah, quần đảo nhân tạo nơi có nhiều ngôi nhà cao cấp.
“Người mua biệt thự này chắc chắn là người làm chính trị, lãnh đạo và không muốn gây chú ý, không thu hút giới truyền thông", cô nói.
Được biết, một phần của bất động sản được định giá bằng giá trị thời gian và vật liệu xây dựng. Vị trí của nó cách quần đảo Palm Jumeirah vài phút và cách khu thương mại Trung tâm Tài chính Quốc tế Dubai khoảng 25 phút đi ôtô.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Zing giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.