Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bên trong khu chợ ngầm bán chip cao cấp tại Trung Quốc

Do lệnh hạn chế xuất khẩu chip của Mỹ, thị trường mua bán chip ngầm đang nổi lên tại Trung Quốc.

Chợ bán đồ điện tử Huaqiangbei tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Chợ Huaqiangbei nằm ở thành phố Thâm Quyến là khu chợ điện tử lớn nhất Trung Quốc.

Tòa nhà chọc trời SEG Plaza tại đây có 10 tầng đầu tiên chật kín các cửa hàng bán mọi thứ, từ linh kiện máy ảnh đến máy bay không người lái.

Chip cao cấp không được bày bán công khai, người mua phải hỏi mua một cách kín đáo.

Những con chip này không hề rẻ. Hai nhà cung cấp giấu tên nói với Reuters rằng họ có thể cung cấp một số lượng nhỏ chip trí tuệ nhân tạo A100 do Mỹ sản xuất, với giá 20.000 USD/chiếc - gấp đôi giá thông thường.

Mua bán chip cao cấp do Mỹ sản xuất không phải là điều bất hợp pháp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hạn chế xuất khẩu chip của Mỹ sang Trung Quốc đã tạo ra một thị trường ngầm, nơi hoạt động mua bán diễn ra mà không thu hút sự chú ý của chính quyền 2 nước.

Hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc

Tháng 9/2022, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu công ty Nvidia ngừng xuất khẩu 2 loại chip tiên tiến nhất của họ - A100 và H100 được phát triển gần đây - sang Trung Quốc đại lục và Hong Kong.

Nvidia là ông lớn trong ngành công nghiệp chip và là một trong những công ty cung cấp chip trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu trên thế giới.

Động thái của Washington nằm trong nỗ lực cản trở Trung Quốc phát triển siêu máy tính và AI trong bối cảnh căng thẳng chính trị và thương mại gia tăng. Mỹ cũng đã tiến hành một loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu liên quan đến chất bán dẫn nhằm vào Trung Quốc.

Người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đã có "tác động đáng kể" đến nguồn cung chip cao cấp của Trung Quốc.

Giới chức Mỹ cũng cho biết báo cáo về việc chip bị giao dịch một cách bất hợp pháp là "không có gì ngạc nhiên", đồng thời nói thêm rằng "các cáo buộc vi phạm đang được điều tra".

chip Trung Quoc anh 1

Nvidia là ông lớn trong ngành công nghiệp chip và là một trong những công ty cung cấp chip trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu trên thế giới. Ảnh: Reuters.

Trả lời phỏng vấn của Reuters, đại diện công ty Nvidia cho biết: "Nếu chúng tôi nhận được thông tin rằng khách hàng vi phạm thỏa thuận với chúng tôi và xuất khẩu các sản phẩm bị hạn chế, chúng tôi sẽ có hành động ngay lập tức và thích hợp".

Thay vì chip A100 và H100, công ty hiện cung cấp các sản phẩm có công suất thấp hơn là A800 và H800 cho Trung Quốc, khẳng định những sản phẩm này tuân thủ luật pháp Mỹ.

Các “đại gia” công nghệ lớn của Trung Quốc như Tencent Holdings và Alibaba đang đặt mua số lượng lớn những sản phẩm thay thế này.

Cơn sốt chip AI

Sau thành công vang dội của ChatGPT, lĩnh vực AI "hot" hơn bao giờ hết. Đi cùng với đó là nhu cầu về chip cao cấp tăng vọt, đặc biệt là đối với bộ vi xử lý của Nvidia, vốn được coi là tối ưu trong việc xử lý các tác vụ học máy.

Ông Ivan Lau, đồng sáng lập phòng thí nghiệm Pantheon tại Hong Kong, người đang cố gắng mua 2 - 4 chip A100 mới để chạy các mô hình AI mới nhất của công ty cho biết: “Hiện chúng tôi đang nói chuyện với 2 nhà cung cấp để mua một số thẻ".

Phía cung cấp báo giá 150.000 HKD cho mỗi chip. "Họ nói thẳng với chúng tôi rằng sẽ không có bảo hành hoặc hỗ trợ", ông Lau nói.

chip Trung Quoc anh 2

Theo Reuters, nếu muốn mua chip AI cao cấp của Mỹ, có thể tìm đến khu chợ điện tử Huaqiangbei nổi tiếng tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Reuters đã nói chuyện với 10 nhà cung cấp ở Hong Kong và Trung Quốc đại lục, những người này cho biết họ có thể dễ dàng mua một số lượng nhỏ chip A100.

Những gì họ chia sẻ cho thấy đang có nhu cầu mạnh mẽ đối với chip ở Trung Quốc, và các bên có thể dễ dàng lách qua biện pháp trừng phạt của Washington với các giao dịch nhỏ.

Người mua chip thường là các nhà phát triển ứng dụng, công ty khởi nghiệp, game thủ hoặc nhà nghiên cứu. Một nhà cung cấp cho biết người mua thậm chí bao gồm cả chính quyền địa phương Trung Quốc.

Hầu hết nhà cung cấp đều đến từ chợ Huaqiangbei. Nhưng chip A100 cũng được rao bán trên trang thương mại điện tử Taobao của Alibaba, hay mạng xã hội Xiaohongshu và Douyin.

Mỹ chưa bận tâm

Có 2 cách chính để các nhà cung cấp Trung Quốc đại lục có thể mua được những con chip cao cấp: mua lượng hàng dư thừa trên thị trường sau khi Nvidia giao hàng số lượng lớn cho các công ty của Mỹ, hoặc nhập khẩu thông qua các công ty được thành lập tại những nơi như Ấn Độ, Đài Loan và Singapore.

Điều này có nghĩa là số lượng chip các nhà cung cấp có thể mua là rất nhỏ, không đủ để xây dựng một mô hình ngôn ngữ lớn tích hợp AI tinh vi. Theo công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, một mô hình tương tự như ChatGPT của OpenAI sẽ cần đến hơn 30.000 chip A100.

Ông Charlie Chai, một nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu thị trường 86Research có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết Mỹ có thể không quá bận tâm về các giao dịch nhỏ lẻ như vậy.

Theo chuyên gia này, chỉ khi Trung Quốc bắt kịp đáng kể các bước tiến phát triển công nghệ thì Mỹ mới siết chặt hơn nữa việc thực thi lệnh cấm xuất khẩu.

Sự bùng nổ của Trung Quốc

Mục Kinh tế quốc tế giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản tháng 4/2021. Cuốn sách phác thảo bối cảnh diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội - chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này; đồng thời, khám phá những tác động, phạm vi mang tính toàn cầu của sự bùng nổ kinh tế thị trường ở Trung Quốc, từ đó xây dựng một lăng kính giúp chúng ta có thể đánh giá triển vọng phát triển của Trung Quốc một cách toàn diện và đầy đủ hơn.

Bí ẩn vị sếp cũ Samsung bị nghi ăn cắp công nghệ, đem sang Trung Quốc

Vị cựu giám đốc điều hành của Samsung Electronics từng có một sự nghiệp lẫy lừng ở quê nhà Hàn Quốc, trước khi bị buộc tội ăn cắp công nghệ, tuồn sang Trung Quốc.

Xu hướng săn lùng các khoản đầu tư không in dấu Trung Quốc

Các công ty quản lý đầu tư cho biết khách hàng của họ lo ngại về căng thẳng địa chính trị Mỹ - Trung và mức tăng trưởng dưới trung bình của nền kinh tế Trung Quốc.

Lê Ngọc

Theo Reuters

Bạn có thể quan tâm