Đầu tháng 11, nhà báo Tamara Warren của The Verge có chuyến thăm nhà máy của hãng siêu xe Aston Martin. Warren choáng ngợp trước không khí làm việc sôi nổi ở bên trong nhà máy. Bên cạnh đó, ông được gặp và trò chuyện với giám đốc điều hành của Aston Martin, ông Andy Palmer.
Toàn cảnh trụ sở của hãng xe Aston Martin. Ảnh: The Verge |
Vị trí nhà máy
Trụ sở Aston Martin nằm trong một ngôi làng nhỏ ở Gaydon, Warwickshire (Anh), cách sân bay Heathrow 2 giờ đi xe. Công ty lên kế hoạch, thiết kế và chế tạo xe trong khu văn phòng khép kín này.
Từ trụ sở chính của Jaguar Land Rover đi về phía cuối đường sẽ đến nhà máy Aston Martin. Nơi đây cách Silverstone khoảng 45 phút lái xe. Đây là một vị trí lý tưởng, vì có đường cao tốc M40 đi qua. Con đường này là huyết mạch kết nối London, Birmingham và Oxford, trung tâm ngành công nghiệp ôtô của Anh.
Các mẫu DB11, Vanquish, Rapide và Vantage được chế tạo tại nhà máy ở Gaydon. Một phần nhà máy mới sẽ được thi công. DBX, chiếc crossover đầu tiên của Aston Martin, sẽ được sản xuất tại đó.
Quá trình sản xuất xe Aston Martin
Bên trong công xưởng, dầm kim loại trắng nâng đỡ toàn bộ trần nhà cao. Sàn nhà có màu trắng và xám. Công nhân trong nhà máy Aston Martin làm việc bận rộn. Đối với một công ty ôtô đại chúng, thời gian trung bình để sản xuất chiếc xe được tính bằng giây.
Tuy nhiên, mỗi chiếc Aston Martin được chế tạo trong vòng 26 phút. Đó là một quá trình sản xuất tỉ mỉ. Sau khi được kiểm tra kỹ, ôtô sẽ trải qua quy trình lắp ráp suốt 200 giờ. Sau đó xe phải vượt qua bài kiểm tra cuối cùng, đôi khi được thực hiện bởi chính giám đốc điều hành. Một doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn không thể mắc sai lầm và thiếu thận trọng.
Các công nhân ở đây luôn trong tình trạng bận rộn. Ảnh: The Verge |
Mặc dù cơ sở Gaydon mở cửa từ năm 2003, phong cách làm việc tại đây có phần tụt hậu. Việc lắp ráp được thực hiện bằng bàn tay con người. Nhiều thợ học việc là những thương nhân có tay nghề đời thứ hai hoặc ba.
Tuy nhiên, họ cũng áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất. Máy tính tạo ra hoa văn, sau đó thiết bị may khâu nó vào ghế ngồi. Ở giữa nhà máy, các tấm nhôm được xử lý nhiệt và gắn kết lại. Bầu không khí làm việc sôi nổi khiến cho quá trình lắp ráp như một sân khấu. Khách hàng trên thế giới đến đây để có cái nhìn cận cảnh quá trình lắp ráp một chiếc Aston Martin. Đây là một đặc quyền khi đầu tư vào chiếc xe giá tiền triệu trong số những thương hiệu ôtô siêu sang.
Cuộc gặp gỡ với CEO của Aston Martin
Sau khi thăm trụ sở chính, Tamara Warren đã gặp giám đốc điều hành của Aston Martin, Andy Palmer. Palmer đã có 38 năm trong nghề. Trước đây, ông từng theo một tiến sĩ để học việc. Ông đã làm giám đốc kế hoạch ở Nissan, chủ tịch của Infiniti. Đến năm 2014, Aston Martin mời ông về dẫn dắt công ty.
CEO Andy Palmer của Aston Martin. Ảnh: The Verge |
Họ nói chuyện về việc công ty cố gắng hơn cho những kế hoạch trong tương lai. Aston sẽ ra mắt siêu xe đỉnh cao Valkyrie phiên bản giới hạn trị giá 3 triệu USD, ôtô điện RapidE 2019 và chiếc SUV hybrid đầu tiên trong dòng sản phẩm năm 2019. Hiện tại, hãng chuẩn bị cho ra DB11, xe có động cơ V8 hiệu suất cao hơn. Động cơ do tập đoàn AMG của Daimler chế tạo, được công nhân Aston sửa đổi lại.
Theo Palmer, lắp ráp xe thủ công không mâu thuẫn với việc Aston Martin đầu tư quy trình công nghệ cao. Thủ công không có nghĩa là thiếu hụt công nghệ. Tuy nhiên, làm thủ công đồng nghĩa với việc số lượng xe bị hạn chế, đó là điều Aston Martin muốn. Khi được yêu cầu về việc nâng cấp bằng cách đưa thêm robot vào nhà máy, Palmer đã nổi giận.
Theo Palmer, hàng năm họ sản xuất 5.200 xe, mỗi chiếc đều có sự khác biệt. Máy tính không thể đáp ứng điều đó, AI còn làm được. Trong nhà máy ôtô, lắp ráp hàng trăm chiếc xe khác nhau là một việc phức tạp, chỉ con người mới có thể làm điều đó.
Tuy nhiên, Aston Martin cũng đang sử dụng kỹ thuật tự động để giảm bớt thuế của lao động thủ công. Họ đang dùng robot cho việc dán keo. Palmer cho biết họ cố gắng tránh đưa robot vào quy trình và đang thuê người học việc có năng lực.
Aston Martin cẩn thận trong việc tự động hóa xe
Aston hợp tác với Daimler bằng cách cho họ 5% cổ phần công ty. Đổi lại, Daimler sẽ sản xuất tất cả thiết bị điện tử và động cơ cho một số mẫu xe của Aston.
Tự động hóa trong nhà máy. Ảnh: The Verge |
Aston đã áp dụng hệ thống điện S Class vào các dòng xe mới. Điều này cho thấy hãng không còn lạc hậu về hệ thống điện. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác không đồng nghĩa với việc Aston Martin sẽ đi theo chuỗi sản xuất của Mercedes Benz.
Palmer đặc biệt chú trọng vấn đề an toàn. Nếu thiết kế một chiếc xe với phần mềm, phải chắc chắn rằng nó được bảo vệ an toàn. Trong ngành công nghiệp ôtô, không thể lấy khách hàng ra để thử nghiệm. Khi cho ra một sản phẩm, phải đảm bảo có nhiều hệ thống an toàn. Hiện tại, Aston Martin đang hướng đến xe có khả năng tự lái. Họ chế tạo một cách thận trọng. Ôtô sẽ có hệ thống kết nối và đỗ xe tự động.