Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bên trong xưởng may cho đại gia Mỹ

Tổng thống Mỹ Barack Obama, cựu tổng thống Bill Clinton hay tỷ phú Michael Bloomberg là khách hàng thường xuyên của công ty may đo đồ nam "có một không hai" trên đất Mỹ.

Nằm trên đường Varet tại khu Brokelyn, New York, tòa nhà gạch 100 tuổi là trụ sở công ty may Martin Greenfield Clothiers (MGC) nổi tiếng tại Mỹ. Hơn 100 công nhân làm việc tại đây.

Đây là công ty duy nhất ở Mỹ may đo complet hoàn toàn thủ công.

Ông Martin Greenfield, chủ của MGC, làm việc tại công ty này kể từ năm 1947. Martin vốn là người Tiệp Khắc từng sống trong trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc xã. Tại đây, ông nhận việc giặt là và sửa chữa áo sơ mi cho nhân viên của trại. Năm 1945, ông tới Mỹ, làm công nhân và 30 năm sau thì mua lại nhà máy.

Mọi bộ complet tại xưởng của ông Martin được may bằng tay. Những người thợ phải trải qua 108 công đoạn và mất 16 giờ lao động để hoàn thiện sản phẩm.

Tod Greenfield (phải) là con trai của ông Martin, cũng là người đồng sở hữu công ty. Greenfield ước tính, mỗi người trong số 120 nhân công tại xưởng thường đảm nhận cùng lúc rất nhiều công đoạn.

Pedro Sanchez, một nhân viên làm việc tại MGC suốt 29 năm qua, cho biết những bộ complet được sản xuất theo kiểu thủ công sẽ vừa khít với dáng người sử dụng bởi công nhân chú ý tới từng chi tiết của trang phục ngay từ khâu đầu tiên.

Bà Celeste Suarez, một công nhân của nhà máy, tiết lộ rằng, khi bắt đầu công việc này  cách đây 22 năm trước, bà đã phải làm mọi khâu. Giờ đây, nhiệm vụ của bà là kiểm tra sản phẩm trước khi bàn giao cho khách.
Thợ may kỳ cựu Celeste Suarez tiết lộ rằng, khi bắt đầu công việc này cách đây 22 năm, bà đã phải thực hiện mọi công đoạn. Giờ đây, nhiệm vụ của bà là kiểm tra sản phẩm trước khi bàn giao cho khách.
MGC có thể tiết kiệm tiền và thời gian bằng việc tự động hóa mọi khâu sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho từng sản phẩm, họ chọn cách làm bằng tay.
MGC có thể tiết kiệm tiền và thời gian bằng việc tự động hóa mọi khâu sản xuất. Tuy nhiên, theo lãnh đạo công ty, để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho từng sản phẩm, họ chọn cách làm bằng tay.
Các công nhân có thể linh hoạt trong từng đường may sao cho phù hợp với kích cỡ của người sử dụng.
Các công nhân luôn tỉ mỉ trong từng đường kim, mũi chỉ. Mỗi bộ suit tại MGC là một món hàng chất lượng cao, nên giá trung bình một bộ vào khoảng 2.500 USD. Gia đình nhà Martin không đầu tư vào quảng cáo bởi hoạt động này dễ đẩy giá trang phục tăng cao. Thay vào đó, khách hàng tìm tới MGC qua lời truyền miệng.
"Tôi thấy người ta mặc trang phục của hãng trên toàn cầu. Tôi hài lòng với thành quả đó ", ông Martin nói.
MGC là nguồn cung cấp hàng cho các thương hiệu thời trang hàng đầu tại Mỹ.

Công ty đã sản xuất hơn 600 bộ complet cho 200 diễn viên trong bộ phim Đế chế ngầm nổi tiếng của HBO.

Xưởng MGC từng đón tiếp 5 vị tổng thống của nước Mỹ, nhiều nhân vật nổi tiếng như Frank Sinatra, Paul Newman, Michael Jackson, James Spader, và Leonardo DiCaprio. Tất cả đều yêu thích đồ suit hiệu Martin Greenfield.
Xưởng may từng đón tiếp 5 vị tổng thống của nước Mỹ cùng nhiều người nổi tiếng như cựu thị trưởng New York - tỷ phú Michael Bloomberg hay diễn viên Leonardo DiCaprio...
Bức tường gỗ ép trong văn phòng của ông Martin, treo ảnh chụp và thư từ của các khách hàng nổi tiếng dành cho thương hiệu Martin Greenfield. Thị trưởng Michael Bloomberg từng gặp riêng ông Martin trong lễ sinh nhật lần thứ 80.
Bức tường gỗ ép trong văn phòng của ông chủ Martin treo ảnh và thư của các khách hàng nổi tiếng dành cho thương hiệu MGC.

Đệ nhất phu nhân Zimbabwe là nữ hoàng mua sắm hàng hiệu

Trong khi người dân Zimbabwe đang vật lộn với cuộc sống khó khăn thì người vợ trẻ của tổng thống lại mải mê với thú mua sắm xa xỉ.

Cuộc sống vương giả của giới siêu giàu Trung Quốc

Giới nhà giàu ở Trung Quốc đua nhau đổ tiền vào các khóa dạy nghi thức xã giao hoặc thư giãn bằng môn thể thao dành riêng cho "tầng lớp quý tộc".

An Nhiên

Ảnh: Business Insider

Bạn có thể quan tâm