Sáng 31/1, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị chủ trì buổi hội chẩn trực tuyến với các bệnh viện về tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng, Quảng Ninh và Hải Dương.
Tại buổi hội chẩn, Bệnh viện số 2 Quảng Ninh đã báo cáo và xin ý kiến chuyên môn về ca bệnh 1658. Trường hợp này nhiễm SARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc F0 tại đám cưới ở Kinh Môn, Hải Dương. Ngày 29/1, bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ. Một ngày sau, người này còn đau mỏi người, không tức ngực, không khó thở.
Các chuyên gia đề nghị triển khai đánh giá tình trạng của BN1658 và theo dõi sát bệnh nhân vì men gan tăng.
Các chuyên gia hội chẩn trực tuyến về các ca bệnh Covid-19. Ảnh: Lê Hảo. |
Bác sĩ Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, cho biết bệnh nhân 1536 (nữ, 79 tuổi, ngụ tại TP.HCM và trở về từ Mỹ ngày 13/1) bị tăng huyết áp, tiểu đường đã sử dụng nhiều thuốc. Bệnh nhân có tình trạng mức lọc cầu thận cao. Đây là bệnh nhân lớn tuổi và nặng nhất trong giai đoạn này.
Hiện bệnh nhân được thở máy, nằm yên dưới an thần giãn cơ, phù 2 mu bàn tay, bàn chân, mạn sườn 2 bên. Bệnh viện đã liên hệ làm các xét nghiệm chuyên sâu, xem xét tình trạng nhiễm trùng bệnh viện.
Các thành viên Hội đồng chuyên môn đề nghị Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tính lại liều thuốc cho bệnh nhân, xem xét tình trạng lọc thận, tăng cường dinh dưỡng người bệnh.
Tại Trung tâm Y tế Chí Linh (Hải Dương), bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết sức khỏe của bệnh nhân tại đây ổn định.
Tại Bệnh viện dã chiến đặt ở Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết đơn vị này đang điều trị 34 bệnh nhân, 10 giường cấp cứu, 26 giường hồi sức. Bệnh viện đã được trang bị hiện đại như máy thở, ECMO..., Hiện có một bệnh nhân tăng huyết áp cần theo dõi. Đa số bệnh nhân còn lại có sức khỏe ổn định. Bệnh viện này có thể tiếp quản điều trị đến 600 bệnh nhân.
Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê đề nghị sở y tế các tỉnh, thành có bệnh nhân Covid-19 tham dự cuộc họp hội chẩn trực tuyến để kịp thời giải quyết những khó khăn theo tinh thần 4 tại chỗ. Việc chuyển bệnh nhân phải đảm bảo an toàn bệnh nhân, an toàn chống dịch.
Bên cạnh đó, ông đề nghị các bệnh viện thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế về khám, chữa bệnh từ xa, đảm bảo công nghệ thông tin, đường truyền ổn định. Cán bộ y tế, bệnh viện phát huy tinh thần chống dịch trong giai đoạn trước, vượt qua khó khăn, vất vả (trong thời chiến) để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.