Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Bệnh nhân vảy nến có nên tiêm vaccine phòng Covid-19?

Tôi bị vảy nến đã nhiều năm và chưa tiêm vaccine Covid-19. Loại vaccine này có tác động gì tới căn bệnh tôi đang mắc phải hay không?

Tôi bị vảy nến đã nhiều năm và chưa tiêm vaccine Covid-19. Loại vaccine này có tác động gì tới căn bệnh tôi đang mắc phải hay không?

Quang Quý (22 tuổi, Hòa Bình)

Bác sĩ chuyên khoa II Đặng Bích Diệp, Bệnh viện Da liễu Trung ương

Theo khuyến cáo của Hội đồng Bệnh vảy nến quốc tế (IPC), người bệnh nên lưu ý tránh dùng vaccine sống làm giảm độc lực nếu đang dùng thuốc ức chế miễn dịch/điều hòa miễn dịch. Hiệu quả của việc tiêm phòng có thể bị suy giảm ở những người dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Hiện tại, các loại vaccine được sử dụng gần nhất ở quy mô dân số là dựa trên RNA (Pfizer/BioNTech, Moderna) hoặc virus thiếu khả năng sao chép (Oxford/AstraZeneca). Chúng không phải là vaccine sống giảm độc lực. Vì vậy, bệnh nhân vảy nến đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch có thể tiêm vaccine phòng Covid-19.

Người mắc bệnh vảy nến nếu không có chống chỉ định hoặc bị dị ứng với thành phần vaccine sẽ được khuyến nghị tiêm một trong các loại vaccine phòng Covid-19 càng sớm càng tốt.

Nhiều người bị bệnh vảy nến đã nêu lên lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn của vaccine đối với bệnh da của họ. Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng cho thấy vaccine ảnh hưởng đến sự khởi phát hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến.

Khỏi Covid-19, F0 có cần khám sức khỏe định kỳ? F0 có thể đi khám nếu triệu chứng kéo dài. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe sau khi khỏi Covid-19 chủ yếu là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và lối sống lành mạnh.

Covid-19 gây tổn thương tim như thế nào?

Những trường hợp có bệnh lý tim mạch được xếp vào nhóm nguy cơ cao bị tử vong khi mắc Covid-19.

Bạn có thể quan tâm