Ths.BSCKII Phạm Hải Vân khám cho bệnh nhi. Ảnh: Sở Y tế Phú Thọ. |
Bệnh nhi T.T.K.M. (9 tuổi, trú tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, hai mắt nhìn mờ từ nhỏ, sinh hoạt, đi lại khó khăn, phải có mẹ bé chỉ dẫn.
Được người quen giới thiệu, hai mẹ con bệnh nhi đến Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ để thăm khám. Ngay sau khi tiếp nhận, thăm khám và chẩn đoán, bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco + IOL. Sau phẫu thuật một ngày, bệnh nhi có thể tự đi lại, không cần mẹ dẫn đi.
ThS.BSCKII Phạm Hải Vân, Phó giám đốc, Trưởng khoa Nhãn nhi Khúc xạ, cho biết đục thủy tinh thể bẩm sinh là tình trạng thủy tinh thể của trẻ em khi mới sinh ra bị mờ đục. Bệnh từ nhiều nguyên nhân, bao gồm các yếu tố như di truyền, nhiễm trùng, vấn đề chuyển hóa, tiểu đường, chấn thương, viêm hoặc phản ứng thuốc.
Đục thủy tinh thể có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai nếu người mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng như sởi hoặc Rubella (nguyên nhân phổ biến nhất), thủy đậu, Herpes, bệnh bại liệt, cúm, giang mai...
Trẻ lớn hơn cũng có thể được chẩn đoán mắc đục thủy tinh thể có liên quan các chấn thương như một cú đánh vào mắt hay va đập mạnh vào cơ quan này.
"Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Việc phát hiện sớm dấu hiệu bệnh để kịp thời điều trị làm tăng khả năng phục hồi thị lực cho trẻ", BS Vân nói.
Khác với người lớn, trẻ sơ sinh thường không thể báo với bố mẹ về những vấn đề mà mắt đang mắc phải. Do đó, để phát hiện sớm bệnh, phụ huynh có thể căn cứ vào các dấu hiệu như mắt không có ánh hồng khi chiếu đèn vào và soi thấy có ánh trắng trong mắt. Đồng tử của một hoặc cả hai mắt xuất hiện đốm trắng.
Ngoài ra, những trẻ lớn hơn, các dấu hiệu đục thủy tinh thể sẽ rõ ràng như: Thị lực suy giảm, lóa mắt, lác mắt. Trẻ cần được khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín nhằm chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm để tìm nguyên nhân, đánh giá chức năng (đo thị lực, nhãn áp), khám lâm sàng. Việc này giúp bác sĩ đánh giá mức độ bệnh để có chỉ định điều trị phù hợp.
Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?
Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.