Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh tay chân miệng tăng trở lại, phụ huynh cần cảnh giác

Bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm.

Trẻ mắc tay chân miệng phải được cách ly ở khu riêng. Ảnh: Nguyễn Thuận.

Theo bác sĩ Phùng Quang Vinh, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức (TP.HCM), virus tay chân miệng tồn tại trong phân và dịch tiết hô hấp của người bệnh, có khả năng phát tán ra môi trường và lây lan qua đường tiêu hóa. Trẻ dễ mắc bệnh khi tiếp xúc tay chân với đồ vật hoặc bề mặt nhiễm virus, hoặc hít phải các giọt bắn chứa mầm bệnh do người bệnh ho hay hắt hơi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng thường là sốt, nổi hồng ban hoặc mụn nước ở tay, chân, mông, khuỷu tay, gối. Trong miệng trẻ có thể xuất hiện loét hoặc mụn nước nhỏ, gây đau, khiến trẻ khó ăn uống và chảy nước bọt nhiều.

Bác sĩ Vinh khuyến cáo khi trẻ có những triệu chứng trên, phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và theo dõi, tránh biến chứng nguy hiểm.

Trong trường hợp bệnh nhẹ (độ 1), trẻ có thể được điều trị tại nhà. Phụ huynh cần cho trẻ uống đủ nước, nghỉ ngơi và tránh kích thích. Thức ăn nên được chế biến mềm, dễ nuốt như cháo, súp.

Trẻ đang bú mẹ vẫn cần tiếp tục được bú. Việc giữ vệ sinh răng miệng và cơ thể cho trẻ rất quan trọng, đồng thời cần phòng tránh lây lan bệnh cho các thành viên khác trong gia đình. Phụ huynh cũng cần tuân thủ điều trị theo đơn thuốc và đưa trẻ tái khám theo lịch hẹn.

Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng có thể diễn tiến nặng với các biến chứng như viêm não, màng não, suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp. Phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ có các biểu hiện như sốt cao khó hạ trên 39 độ C kéo dài quá 2 ngày, nôn ói nhiều, giật mình, run tay chân, ngồi không vững, đi loạng choạng, thở nhanh, khò khè, tím tái, có cơn ngưng thở, yếu liệt tay chân, nuốt sặc hoặc trẻ lừ đừ, co giật, hôn mê.

Để phòng bệnh, bác sĩ Vinh khuyến cáo phụ huynh rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho cả trẻ và người chăm sóc, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn hoặc sau khi chơi đùa. Đồ chơi và các vật dụng trẻ hay tiếp xúc cần được khử trùng bằng xà phòng hoặc dung dịch Javel.

Sàn nhà nên được lau rửa bằng dung dịch sát khuẩn như cloramin B hoặc Javel. Phụ huynh cũng cần tránh để trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh. Nếu trẻ mắc tay chân miệng, cần cách ly trẻ trong 10 ngày kể từ lúc khởi phát để hạn chế lây lan trong cộng đồng.

Bác sĩ Vinh cho biết phần lớn trẻ mắc tay chân miệng có thể hồi phục tốt, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, phụ huynh cần luôn cảnh giác để bảo vệ sức khỏe cho con em mình, nhất là trong thời điểm số ca mắc bệnh đang có chiều hướng gia tăng.

Đối mặt với sự vỡ mộng trong tình yêu

Truyện cổ tích khiến bạn tin rằng nếu bạn tìm được đúng ý trung nhân và cho anh ta thứ anh muốn thì anh ta sẽ yêu thương bạn mãi mãi. Nhưng thực tế không như thế. Trong cuốn sách Gửi người yêu dấu, tác giả khám phá từng khía cạnh của những ái ân về mặt tinh thần trong thói quen của nữ giới, từ bản năng, chuyện chăn gối đến gia đình, sự nghiệp, cảm xúc, niềm tin và sự cam kết.

Biểu hiện của viêm gan B giai đoạn đầu

Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus HBV gây ra, có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nam thanh niên phát bệnh tâm thần vì chứng sợ họp

Thanh niên 23 tuổi luôn bị lo âu bủa vây, nhất là khi ra ngoài hay dự họp quan trọng. Nhịp tim đập nhanh không rõ lý do càng làm anh thêm căng thẳng, mệt mỏi và mất tự chủ.

Góc khuất sau trào lưu làm đẹp kiểu Hàn Quốc

Nhiều người tự tiêm “botox Hàn Quốc” tại nhà để tiết kiệm chi phí. Nhưng cái giá thật sự có thể không nằm ở hóa đơn mà là ở những biến chứng sau đó.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm