Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh viện dã chiến biến thành nhà trọ giá rẻ ở Trung Quốc

Thay vì dỡ bỏ, bệnh viện dã chiến chống Covid-19 ở ngoại thành Bắc Kinh được chuyển đổi công năng thành nhà trọ giá rẻ. Nhưng điều đó đã khơi dậy ký ức đau buồn của nhiều người.

Vào một buổi chiều se lạnh cuối tháng 11, Bruce (16 tuổi) kết thúc ca làm việc tại quán cà phê nằm trong khu mua sắm sầm uất của Bắc Kinh.

Cậu trở về căn phòng trọ đặc biệt của mình ở vùng ngoại thành, phía đông bắc thành phố.

Căn hộ rộng 18 m2 mà Bruce thuê từng là bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19. Bên trong giống các phòng tiêu chuẩn của khách sạn giá rẻ, với một giường đơn, máy lạnh, TV và phòng tắm.

Theo South China Morning Post, căn phòng vẫn còn nhiều dấu vết về vai trò ban đầu của nó. Các căn hộ được lắp ráp từ các container, hàng rào dây thép bên ngoài vẫn còn, lác đác có vài túi đựng rác y tế từ hồi dịch để lại.

Khu dân cư có diện tích bằng 20 sân bóng đá, trông giống những khối lego xếp chồng lên nhau, được sơn đầy màu sắc. Hiện tại là một khu dân cư phức hợp, nhưng nơi này vẫn giữ tên gọi ban đầu - Colourful Community.

benh vien da chien anh 1

Colourful Community được xây dựng thần tốc trong 20 ngày để phục vụ điều trị, cách ly bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Beijing Urban Construction Group.

Ký ức đau buồn về đại dịch

Một nhân viên của công ty nhà nước quản lý nơi này cho biết: "Đây từng là bệnh viện điều trị Covid-19 tạm thời, nhưng không được sử dụng tiếp khi hết dịch".

Việc chính quyền địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng của nơi này thành nhà ở giá rẻ vào tháng 9 năm nay đã gây nên dư luận trái chiều trên mạng xã hội.

Một số người cho rằng đó là nước đi thông minh. Trái lại, nhiều ý kiến khác cho biết khu dân cư này làm sống lại những ký ức đau thương thời dịch bệnh, về chính sách zero-Covid đã ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của mọi người.

"Đến chết tôi cũng sẽ không bao giờ đặt chân tới bệnh viện dã chiến một lần nào nữa", một người dân Bắc Kinh từng nhiều lần phải đi cách ly cho biết.

Cách đây một năm, trên mạng xã hội xuất hiện các bài đăng tiêu cực về bệnh viện dã chiến này. Một người đến cách ly ở đó nói rằng: "Khi điều hòa hoạt động, cả căn nhà rung chuyển".

"Đến giờ, tim tôi vẫn thắt lại khi nhớ về trải nghiệm cách ly của mình trong Colourful Community", một người bình luận trên Twitter vào tháng 4 năm nay.

benh vien da chien anh 2

Colourful Community là nơi ghi dấu nhiều nỗi đau thời đại dịch. Ảnh: Yuanyue Dang.

Theo chính sách zero-Covid của Trung Quốc trước đây, nhiều bệnh viện dã chiến đã được dựng lên nhằm đạt được mục tiêu tiếp nhận mọi bệnh nhân Covid-19, bất kể triệu chứng của họ ở mức nào.

Một số nơi điều trị được chuyển đổi từ sân vận động hoặc trung tâm hội nghị.

Phần lớn còn lại là bệnh viện dã chiến, được xây dựng thần tốc bằng container vào đầu năm 2022 để đối phó với sự lây lan nhanh chóng của chủng Omicron.

Vấn đề khó giải quyết

Cuối năm ngoái, các yêu cầu kiểm dịch bắt buộc đã được dỡ bỏ khi chính phủ Trung Quốc nới lỏng chính sách zero-Covid, bao gồm xét nghiệm PCR hàng loạt và hệ thống mã y tế. Các bệnh viện dã chiến trên khắp đất nước, bao gồm cả Colourful Community ở Bắc Kinh, đều để trống.

Thế nhưng với người dân Trung Quốc đại lục, ký ức của họ về thời kỳ kiểm dịch nghiêm ngặt vẫn còn đó.

Cuộc thảo luận xung quanh số phận các bệnh viện dã chiến cũng khơi dậy nỗi đau và sự lo lắng trong công chúng.

Vào tháng 9, hãng truyền thông trực tuyến Jiemian cho biết việc xử lý các tòa nhà tạm thời này là "vấn đề khó giải quyết" đối với chính quyền địa phương.

Tờ Southern Weekly đưa tin vào tháng 8 rằng hàng trăm bệnh viện dã chiến đang được chuyển đổi, một số trở thành cơ sở y tế chính thức và một số khác bị dỡ bỏ. Nhưng dù làm gì với các bệnh viện container, chính phủ cũng sẽ tốn tiền.

benh vien da chien anh 3

Dù dỡ bỏ hay chuyển đổi công năng, việc xử lý các khu bệnh viện dã chiến cũng sẽ gây tốn kém ngân sách. Ảnh: Yuanyue Dang.

Công ty chịu trách nhiệm xây dựng Colourful Community cho biết họ đã xây dựng bệnh viện dã chiến này chỉ trong vòng 20 ngày, hoàn thành nó vào tháng 7/2022.

Mùa hè năm đó, bất chấp các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế sự di chuyển của người dân và ngăn chặn virus lây lan ở Bắc Kinh, các ca bệnh vẫn tiếp tục xuất hiện.

Theo tài liệu công khai, có tới gần 40.000 người đã cách ly tại Colourful Community vào năm đó. Họ bao gồm các bệnh nhân mắc Covid-19 được chuyển tới từ mọi ngóc ngách của Bắc Kinh, và cả những những F1, F2 tiếp xúc gần với họ.

Một năm sau, những phòng cách ly biến thành các căn hộ cho thuê giá rẻ.

Bruce cho biết hàng xóm của anh tại khu dân cư này bao gồm những người làm nghề giao hàng, tài xế, công nhân xây dựng và sinh viên đại học đang tìm việc làm.

"Miễn bạn không ngại đây từng là nơi cách ly y tế thì nơi này là một chỗ tốt để ở", Bruce nói.

Colourful Community cách Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh chưa đầy 10 km, cách Quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thành phố 30 km và cách ga tàu điện ngầm gần nhất 8 km.

Quảng cáo trên mạng của một công ty thuê nhà vào cuối tháng 9 đã thu hút sự chú ý của nhiều thanh niên Bắc Kinh, trong đó có Bruce - người mới đến thành phố để kiếm việc làm.

"1.200 nhân dân tệ (170 USD) mỗi tháng, có phòng tắm riêng, được phép mang theo vật nuôi", quảng cáo viết.

Dù ở vùng ngoại thành Bắc Kinh thì mức giá 1.200 nhân dân tệ cũng là tương đối thấp. Theo trang web cho thuê nổi tiếng Lianjia, tại các khu kinh doanh và công nghệ của Bắc Kinh, người ta thường phải trả gấp ba lần mức đó hoặc hơn để thuê một phòng ngủ.

Theo China Newsweek, có 400/520 căn hộ ở Colourful Community đã được cho thuê. Một số cơ quan truyền thông cho biết đa số người dân mà họ phỏng vấn đều hài lòng với những căn hộ tạm thời có giá cả phải chăng này.

Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội

Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào.

Lý do khiến phụ nữ Trung Quốc khó lấy chồng

Phụ nữ Trung Quốc được khuyên nhủ hạ tiêu chuẩn kết hôn, nhưng chuyên gia cho rằng chính đàn ông và gia đình họ mới là bên đòi hỏi quá nhiều.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm