Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí ẩn những 'vết rỗ' kỳ lạ dưới đáy đại dương

Trong nhiều năm, những hố nông kỳ lạ, tựa những vết rỗ dưới đáy Biển Bắc, đã khiến các nhà khoa học đau đầu tìm kiếm nguyên nhân.

Hình ảnh nhưng "vết rỗ" dưới đáy đại dương. Ảnh: Science Alert.

Trước đây, người ta cho rằng "thủ phạm" là khí metan rò rỉ từ trầm tích dưới đáy biển. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được đăng trên Communications Earth & Environment đã hé mở một sự thật bất ngờ - những hố chìm này đôi khi lại do cá heo cảng (phocoena phocoena) và lươn cát (ammodytes marinus) gây ra.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa chất Jens Schneider von Deimling từ Đại học Kiel, Đức, đã chứng minh vai trò của cả 2 loài động vật trong việc tạo hố.

Theo đó, trong khi cá heo cảng kiếm ăn trên trầm tích đáy biển, môi trường sống của lươn cát bị xáo trộn. Những con lươn cát hoảng sợ chui khỏi hang hoặc bị cá heo cảng ăn thịt, để lại hố phía sau.

"Kết quả nghiên cứu lần đầu tiên cho thấy những hố trũng này có mối liên hệ trực tiếp với môi trường sống và hành vi của cá heo cảng và lươn cát, chứ không phải do rò rỉ chất lỏng như giả thuyết trước đây.

Dữ liệu với độ phân giải cao của chúng tôi cung cấp cách giải thích mới về quá trình hình thành hàng chục nghìn hố chìm dưới đáy Biển Bắc. Chúng tôi dự đoán cơ chế tương tự cũng đang diễn ra trên toàn cầu, chỉ là chưa được chú ý đến", ông Schneider von Deimling giải thích.

Để tìm kiếm câu trả lời trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm: Lập bản đồ đáy biển với độ phân giải cao, phân tích hành vi sinh học, lập bản đồ môi trường sống, nghiên cứu hải dương và cả ảnh vệ tinh.

Họ thu thập dữ liệu về hình dạng đáy biển, dấu vết metan và hoạt động của các loài sinh vật để tìm ra mối liên hệ.

Kết quả cho thấy nhiều hố trũng tập trung ở khu vực kiếm ăn của cá heo cảng, đồng thời gần với môi trường sống của lươn cát. Dữ liệu cho thấy cá heo cảng để lại những hố nông chỉ sâu khoảng 11cm khi bới tìm lươn cát làm thức ăn. Hình dạng hố này tương tự những hố chìm sâu hơn, rõ nét hơn được tìm thấy ở các vùng biển khác trên thế giới.

"Cơ chế hình thành của những hố này có thể giải thích sự tồn tại của nhiều hố sâu hình miệng núi lửa dưới đáy biển toàn cầu, vốn bị hiểu lầm là do rò rỉ khí metan", ông Jens Schneider von Deimling cho biết.

Một lần nữa, các nhà khoa học phát hiện những sinh vật sống đóng vai trò quan trọng trong việc định hình đáy đại dương. Tương tự trường hợp tổ có hình trái tim của cá nóc phồng, nghiên cứu mới cho thấy chúng ta đã đánh giá thấp tác động của động vật có xương sống ở biển đối với môi trường đáy đại dương.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Điều gì đã xóa sổ loài vượn lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất?

Nguyên nhân và thời điểm tuyệt chủng của Gigantopithecus blacki - loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất - đã khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều thập kỷ.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm